Quy trình làm móng nhà cho từng loại móng khác nhau

Móng nhà là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong tổng thể ngôi nhà. Muốn ngôi nhà vững chắc theo thời gian thì khi xây dựng anh em cần đầu tư, lựa chọn kỹ lưỡng cho bộ phận này. Cùng tìm hiểu xem chúng ta có những loại móng nhà nào và quy trình làm móng nhà ra sao nhé.

Khái quát về móng nhà

mong-nha-la-gi

Móng nhà hiểu đơn giản là phần nằm dưới đáy dưới cùng của 1 ngôi nhà. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm toàn bộ trọng tải của ngôi nhà, giúp cho trọng lực phân tán đều xuống nền đất. Nhờ đó, nhà ở sẽ không bị sụt, lún, ổn định kết cấu theo thời gian.

Trên thực tế, bất kỳ công trình nào khi tiến hành muốn được bền vững dài lâu thì cũng cần phải có móng tốt, chắc chắn. Chính vì thế, chúng ta thường tốn khá nhiều thời gian cho thi công  bộ phận này. Đặc biệt là những nền đất yếu, cần phải cải thiện bằng nhiều phương pháp như: đổ thêm cát, đất, đá mạt,… chờ thời gian dài cho sụt lún xuống gia cố nền đất hoặc có thể sử dụng đá hay bê tông cốt thép làm móng để đảm bảo sự ổn định.

Phân loại móng nhà

Để bảo đảm cho các công trình có tính chất, độ cao, diện tích khác nhau được an toàn, người ta sẽ sử dụng các loại móng khác nhau sao cho phù hợp nhất. Hiện nay, khi xây dựng móng nhà, chúng ta có thể lựa chọn: móng đơn, móng băng, móng bè hoặc móng cọc.

Móng đơn.

mong-don-la-gi

Đây là loại móng có cấu tạo từ 1 hoặc 1 cụm cột đúng sát nhau để gia tăng khả năng chịu lực. Loại móng này thường được dựng ở dưới chân cột nhà, cột điện hoặc trụ cầu,…

Móng đơn cũng được phân chia thành 3 dạng khác nhau: móng mềm, móng cứng và móng kết hợp. Trong các loại móng nhà hiện nay thì đây là loại tiết kiệm chi phí nhất hiện nay.

Móng băng.

mong-bang-la-gi

Móng băng được sử dụng cho những công trình xây trên nền đất yếu, độ lún không đồng đều.

Móng băng thường là một dải bê tông dài, liên kết với nhau chạy theo chân tường hoặc có sự giao cắt. Đối với công trình xây trên nền đất yếu, độ lún không đều, ngoài việc phải đầm đất cho chặt thì người ta còn bố trí thêm các khe lún chạy từ móng băng lên tới tường chắn mái. Do có chi phí vừa phải và độ lún đồng đều nên móng băng được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng.

Móng bè

mong-be

Móng bè được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, đây là một loại móng nông có sức kháng nén yếu. Ngoài ra, móng bè cũng được sử dụng ở các công trình như: dưới toàn bộ nhà có tầng hầm, kho, bể vệ sinh, bồn chứa nước, hồ bơi, nhà cao tầng có kết cấu chịu lực nhậy lún, lệch lún không đều.

Ưu điểm của móng bè: phân bổ đồng đều tải trọng của công trình lên nền đất, tránh hiện tượng lún không đồng đều.

Móng cọc.

Đây là loại móng kết cấu bền chắc nhất đòi hỏi tính kỹ thuật cao, thời gian, công sức và chi phí cũng nhiều hơn so với các loại móng nhà khác.

Móng cọc bao gồm cọc và đài cọc, được thiết kế và thi công theo nguyên lý truyền tải trọng công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm dưới sâu công trình.

Quy trình thi công móng nhà

Bởi vì có nhiều mẫu móng nhà khác nhau với tính chất, thiết kế và trường hợp áp dụng không đồng dạng nên các bước tiến hành của chúng cũng có sự khác biệt. Cụ thể, quy trình làm móng nhà của các loại móng như sau:

qua-trinh-lam-mong-nha

1. Quy trình làm móng cọc.

Đối với các công trình lớn, địa chất, nền đất yếu thì móng cọc là giải pháp đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Quy trình làm móng nhà đối với móng cọc được thực hiện như sau:

Dưới đây là cách thi công đối với móng cọc cốt thép:

– Chuẩn bị cọc cốt thép: các cọc này được làm từ bê tông cốt thép và đã được chuẩn bị sẵn sàng trước khi ép xuống nền đất (hiện nay có nhiều cơ sở sản xuất cọc ép móng, bạn có thể tham khảo)

– Ép cọc thử

– Sau đó tiến hành ép cọc đại trà: việc ép cọc này chủ yếu cần dùng đến máy móc.

– Nghiệm thu giai đoạn ép cọc

2. Quy trình làm móng băng

quy-trinh-lam-mong-nha

Với các dãy thiết kế nối các điểm cọc lại với nhau giúp cho loại móng này chịu lực khá tốt. Thông thường người ta sẽ đào đất xung quanh khuôn viên hoặc song song với nhau trong khuôn viên đó. Cụ thể quy trình làm móng nhà được thực hiện như sau:

– Tiến hành đào đất hố móng: đây là công đoạn không thể thiếu

– Đổ bê tông lót

– Đổ bê tông móng

– Xây tường móng

– Đổ bê tông giằng

– Thi công các bộ phận ngầm như: Bể phốt, hố gas, bể ngầm….

– Nghiệm thu.

3. Quy trình làm móng bè.

Móng bè thích hợp trên nền đất yếu, đọng nước, bị lệch, lún. Với tác dụng làm giảm trọng lượng của ngôi nhà lên nền đất đồng thời tăng sức kháng nén. Cụ thể quy trình làm móng nhà như sau:

– Đào đất dưới làm hố móng

– Đổ bê tông lót

– Đổ bê tông móng

– Xây tường móng

– Đổ bê tông giằng móng

– Thi công hạng mục ngầm như: bể phốt, hố gas, bể ngầm,….

– Nghiệm thu.

Trên đây là các thông tin về các loại móng nhà và quy trình làm móng nhà cụ thể theo từng loại khác nhau mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Để cập nhật thêm các thông tin xây dựng, hãy truy cập vào trang web: tintucxaydung.com mỗi ngày nhé!

Đánh giá bài viết