Hướng dẫn quy trình thi công móng cọc

Móng cọc là vật dụng thường được sử dụng trong những công trình chịu tải trọng lớn và lớp đất tốt nằm ở sâu. Móng cọc có tác dụng tăng tính ổn định cho công trình, nhất là những công trình có chiều cao. Và để hiểu rõ hơn về quy trình thi công móng cọc thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của tintucxaydung.com.

Thi công móng cọc – Chuẩn bị mặt bằng thi công

Lưu ý vị trí xếp cọc phải nằm bên ngoài vị trí tiến hành ép cọc bê tông. Đường đi từ chỗ xếp cọc đến chỗ ép cọc bê tông phải thật bằng phẳng không được để bề mặt bị ghồ ghề hay lồi lõi.

Để thuận lợi cho quá trình éo thì cần phảu vạch sẵn đường tâm.

Những cọc không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật cần được loại bỏ.

Công tác khảo sát địa chất, kết quả xuyên tĩnh cần chuẩn bị báo cáo đầy đủ và chi tiết.

Định vị và giác móng công trình.

Thi công móng cọc – thi công biện pháp ép cọc bê tông cốt thép

Chuẩn bị

– Đầu tiên người thi công cần xác định vị trí chính xác các cọc cần ép bằng cách định vị và giác móng;

– Và nếu nền đất bị lún phải sử dụng gỗ chèn lót xuống trước nhằm đảm bảo chân đế ổn định, vững chắc, bằng phẳng trong suốt thời gian tiến hành ép cọc bê tông.

– Thực hiện lắp khung đế vào đúng vị trí theo như thiết kế.

– Người thi công tiến hành chất đối trọng lên khung đế.

– Cẩu lắp giá ép vào khung đế và định vị chính xác, điều chỉnh cho giá ép đứng thẳng.

Quá trình thi công ép cọc bê tông

Có 4 bước cần thực hiện trong quá trình này, đó là:

Bước 1

– Tiến hành ép cọc đầu tiên C1. Thực hiện cẩu dựng cọc vào giá ép và điều chỉnh mũi cọc vào đúng vị trí như đã thiết kế và điều chỉnh trục cọc theo hướng thẳng đứng.

– Độ thẳng đứng của đoạn cọc đầu tiên rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn tới độ thẳn đứng của tất cả các cọc sau đó. Chính vì vậy C1 cần phải được thi công, lắp đặt một cách thật cẩn thận, tỉ mỉ và cần căn chỉnh để trục C1 trùng với đường trục của kích đi qua điểm định vị cọc. Và độ sai lệch tâm trong phạm vi cho phép là 1cm.

– Lưu ý đầu trên của C1 cần phải gắn chặt vào thanh định hướng của khung máy. Nếu không có thanh định hướng thì đáy kích cần trang bị  thanh định hướng. Và lúc này đầu cọc cần phải có sự tiếp xúc chặt chẽ.

– Điều khiển van tăng dần áp lực khi 2 mặt ma sát tiếp xúc chặt chẽ với nhau. Ở những giây đầu tiên cần để áp lực tăng chậm đều rồi để đoạn C1 cắm sâu dần dần vào trong mặt đất một cách chậm rãi và hết sức nhẹ nhàng. Vận tốc chậm không quá 1cm/s.

– Theo dõi sát sao quá trình thực hiện. Nếu kiểm tra phát hiện thấy nghiêng cần phải dừng quá trình này lai và tiến hành căn chỉnh ngay lập tức.

 Bước 2:

– Thực hiện ép cọc đến độ sâu theo thiết kế.

– Khi ép xong đoạn cọc C1 đầu tiên theo độ sâu thiết kế cần lắp nối và thực hiện ép đoạn cọc trung gian C2.

– Tiến hành kiểm tra bề mặt 2 đầu đoạn C2. Sửa chữa cho đến khi phẳng.

– Chuẩn bị máy hàn và kiểm tra các chi tiết mối nối đoạn cọc.

– Tiến hành lắp đặt đoạn C2 vào vị trí cần ép.

– Tiến hành éo đoạn cọc C2.

– Lưu ý không để điểm đầu C2 đi sâu vào lòng đất với vận tốc xuyên không không quá 1cm/s.

– Khi đoạn C2 chuyển động thì mới bắt đầu cho cọc chuyển động với vận tốc không quá 2cm/s.

– Khi lực nén tăng có nghĩa là mũi cọc gặp lớp đất cứng hơn. Chính vì vậy cần phải tiến hành giảm tốc độ nén để cọc có thể đâm xuyên đất cứng và giữ được lực ép.

– Trong quá trình ép cọc bê tông cần phải thêm đối trọng lên khung sườn.

Bước 3: Ép âm

Khi ép xong đoạn cọc cuối cùng, người thi công hãy cẩu dựng đoạn cọc lõi bằng thép chụp vào đầu cọc. Sau đó tiếp tục ép lõi cọc để đầu cọc cắm đến độ sâu theo tiêu chuẩn như đã thiết kế.

Bước 4

– Khi đã ép xong một cọc, hãy trượt hệ giá ép trên khung đế đến vị trí tiếp theo cần ép. Trong quá trình ép cọc bê tông ở móng 1 hãy sử dụng cần trục cẩu dàn đế thứ 2 vào vị trí của hố móng 2.

– Sau khi đã ép xong 1 móng hãy di chuyển cả hệ khung ép đến dàn đế thứ 2 được đặt trước hố móng thứ 2. Tiếp theo hãy cẩu đối trọng từ dàn đế 1 đến dàn đế 2.

Thi công móng cọc – Lắp dựng cốp pha

– Yêu cầu trọng lượng của bê tông, cốt thép và tải trọng đạt theo tiêu chuẩn.

– Ván khuôn kín để không bị chảy nước xi măng.

– Ván khuôn phải chuẩn từ hình dáng tới kích thước.

– Cây chống đảm bảo từ chất lượng tới quy cách.

– Ván khuôn có thể làm từ gỗ hoặc tole với kích thước tiêu chuẩn.

– Trong quá trình thi công cần chú ý, kiểm tra ván khuôn có đủ khả năng chịu lực của gỗ ván và đà giáo hay không.

Thi công móng cọc – Đổ bê tông

Đổ bê tông lót móng

Tác dụng của bê tông lót là làm sạch đáy bê tông móng. Yêu cầu bê tông lót cần phải thật đặc, chắc chắn, không bị phá hủy dưới tác động của môi trường như: Dòng chảy, nước ngầm, các công trình xung quanh…

Đào đất ở từng khu vực, đào đến đâu thì vét bùn đến đấy. Sau khi hoàn tất thì đổ bê tông lót vào đó. Chiều dày của bê tông lót khoảng 10cm.

Đổ bê tông móng

Tiến hành đổ bê tông móng bằng cách đổ ở xa trước rồi mới lại gần. Trước khi đổ bê tông móng cần kiểm tra chất lượng của cốt thép, ván khuôn và hệ thống sàn. Tiến hành vê sinh sạch sẽ cốt thép, hệ thống sàn.

Trên đây là hướng dẫn quy trình thi công móng cọc đầy đủ và rất chi tiết. Hy vọng bạn đã nắm bắt được cụ thể quy trình này.

Đánh giá bài viết