Lễ động thổ là gì và các bước tiến hành nghi lễ động thổ

Lễ động thổ hayy còn gọi là lễ khởi công khi bắt đầu xây dựng 1 dự án, công trình dân sinh, tòa nhà văn phòng, công xưởng, nhà máy,… Vậy cụ thể thì lễ động thổ là gì và các bước tiến hành ra sao, Hãy cùng tintucxaydung.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Động thổ là gì?

dong-tho-la-gi

Động thổ là gì? Đây là thuật ngữ dùng để chỉ 1 lễ khởi công khi bắt đầu xây dựng 1 công  trình nào đó. Thông  thường, nghi lễ động thổ được áp dụng cho các công trình có quy mô nhất định như: nhà ở, dự án xây dựng lớn (bệnh viện, trường học, khu tòa nhà văn phòng,…),… ít khi sử dụng cho các công  trình phụ, công trình có quy mô nhỏ ( chuồng gia súc, gia cầm nhỏ, nhà kho hộ gia đình,..)

Lễ động thổ ở nước ta là do bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc với quan niệm: đất có Thổ công, sông có Hà bá nên trước khi muốn đào xới hay làm chuyện gì đả động tới đất thì cần xin phép Thổ công trước. Vì thế, lễ động thổ thực chất là 1 hoạt động khấn cúng để vai xin thổ địa ở khu đất đó sẽ phù hộ bình an cho gia đình. Sau khi khánh thành, hoàn công thì sẽ tiến hành thêm lễ cũng tạ ơn.

Ngày nay, ở nhiều công trình lớn, công trình mang tình tập thể, quốc gia người ta thường sẽ thay thế việc cầu khấn bằng cách tiến hành đọc văn chào mừng sau đó cắt băng khánh thành rồi tiến hành động thổ.

Ý nghĩa của việc thực hiện động thổ là gì?

dong-tho-la-gi

Quan niệm: “Đất có Thổ công- Sông có Hà bá” đã ảnh hưởng đến văn hóa của người Việt Nam từ bao đời nay. Hơn nữa, trải qua ngàn năm, mảnh đất mà chúng ta chuẩn bị xay dựng nhà cửa rất có thể đã từng là nơi thờ cũng, đền, chùa, nơi chôn cất của nhiều người,…

Vì thế, việc tiến hành lễ cúng trước khi động thổ sẽ khiến cho các vong linh hoan hỉ, vui vẻ mà chuyển nơi ở. Ngoài ra, lễ cúng khởi công còn là 1 tuyên bố cùng các vị thần linh: thổ địa, thần hoàng trong khu vực về sự thay đổi sắp tới với khu đất công trình.

Mọi thành phần, tầng lớp người Việt Nam khi xây cất nhà cửa đều làm lễ cúng này đơn giản như mâm cơm gia đình, đĩa hoa quả, nén hương cũng có thể là những vật phẩm lớn hơ, giá trị hơn: heo, gà, trâu, bò,… tùy vào điều kiện kinh tế và tấm lòng thanh tâm của gia chủ.

Cách thức tổ chức một lễ cúng khởi công, động thổ công trình

Động thổ là 1 nghi thức cần được tiến hành theo các bước cụ thể, thể hiện được sự trang trọng, thành kính của gia chủ đối với Thổ công. Vậy các bước tổ chức lễ động thổ là gì?

1. Chọn ngày lành tháng tốt.

Ngày tiến hành lễ động thổ, khởi công công trình cần được lựa chọn cẩn thận sao cho hợp với tuổi của gia chủ, nên xem xét xem đây có phải là năm nên xây nhà hay không.

Nếu gia chủ không hợp tuổi để xây nhà trong năm đó thì có thể mượn tuổi của người thân hoặc người quen để đứng ra đại diện thi công nhà. Đây là biện pháp mượn tuổi trong phong thủy.

2. Chuẩn bị đồ lễ.

dong-tho-la-gi

Sau khi đã xác định được ngày tổ chức lễ cúng thì chúng ta cũng nên chuẩn bị sắm sửa đồ lễ như: hoa quả, vàng bạc, giấy cúng, rượu, thịt… Tùy vào yêu cầu của thầy cúng mà gia chủ sẽ chuẩn bị lễ cúng với những vật dụng khác nhau sao cho thích hợp.

3. Tiến hành nghi lễ.

Trước khi tiến hành nghi lễ, gia chủ cần chuẩn bị, bố trí tất cả các đồ lễ cần thiết lên mâm đặt trên bàn ở chính giữa nền đất. Nên đặt mâm lễ cao hơn so với nền đất, sau đó đốt 2 cây nến và thấp 7 nén hương với gia chủ là nam và 7 nén đối với gia chủ là nữ. Tiếp theo là cấm 3 nén hương trên mâm cúng, 3 nén dưới đât và 1 nén ( hoặc 3 nén đối với nữ) cầm trên tay.

Khi hành lễ, người tham gia cần áo quần chỉnh tề, thắp đèn nhàng vái tứ phương, tám hướng rồi quay lại khấn trước mâm lễ. Sau khi cúng xong, lúc hương tán, gia chủ hóa tiền vàng, đốt giấy bạc và rải muối gạo và tự tay động thổ cuốc, đà nhát đầu tiên vào chỗ định đào móng.

4. Văn khấn cúng lễ động thổ, cất nóc.

Khi cúng Thổ địa, thầy cúng sẽ đọc 1 bài sớ để xin phép thổ địa được phép xây dựng nhà cửa và cầu xin thần linh ban ơn, cầu phước cho gia đình.

Cách mượn tuổi khi làm lễ động thổ

muon-tuoi-lam-le-dong-tho

Theo phòng thủy, gia chủ phạm phải Kim Lâu, Hoang Ốc thì không nên làm nhà trong năm đó. Tuy nhiên, nếu như gia đình bạn không thể trì hoãn thì có thể áp dụng 1 phương pháp hóa giải: mượn tuổi. Mượn tuổi của người thân trong gia đình hoặc người quen mà không phạm phải 2 hạn trên để làm lễ động thổ, khởi công xây nhà. Khi mượn tuổi trong lễ động thổ, chúng ta cần chú ý những điều sau:

  • Làm giấy tờ tượng trưng ( không có giá trị pháp lý) để bán mảnh đất đó cho người được mượn tuổi lấy 100.000 vnd để làm chi phí( chủ nhà giữ)
  • Khi động thổ: các quá trình, nghi lễ trong lễ khấn bái sẽ do người được mượn tuổi tiến hành. Trong lúc đó, gia chủ không nên xuất hiện tại nghi lễ mà nên lánh khỏi đó từ 50m trở lên đợi đến khi sau khi hoàn thành nghi lễ.
  • Các lễ nghi tiếp thep trong quá trình thi công: đổ mái tầng 1, đổ mái tầng thường, hoàn công đều sẽ do người được mượn tuổi tiếp tục thay thế tiến hành và khi đó gia chủ cần phải lánh mặt.
  • Ngôi nhà sẽ được bàn giao lại cho gia chủ sau khi qua khỏi năm vận hạn. Khi đó, gia chủ làm giấy tờ mua lại nhà với giá 100.000vnd và khấn cầu, lễ theo phần nhập trạch.

Trên đây là những chia sẻ của tintucxaydung.com về động thổ là gì, ý nghĩa và các bước thực hiện nghi lễ này. Hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn đọc để có thể suôn sẻ hơn khi xây dựng công trình.

Đánh giá bài viết