Đà kiềng là gì? Vai trò và cách thi công đà kiềng

Đà kiềng là 1 bộ phận kiến trúc trong mỗi công trình xây dựng hiện nay. Vậy đà kiềng là gì, vị trí của nó nằm ở đâu và quy trình thi công đà kiềng như thế nào? Hãy cùng tintucxaydung.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đà kiềng là gì?

da-kieng-la-gi

Đà kiềng là các đoạn giằng cột liên kết các cột trong ngôi nhà với nhau. Thông thường, đà kiềng sẽ có vi trí tại các chân cột và được đặt cao hơn so với đài móng. Tác dụng chính của bộ phận này là nâng đỡ hệ thống cột, tường nhà, giúp cho móng không bị sụt, lún tạo nên 1 bộ khung vững chắc cho ngôi nhà.

Nhiều công trình ngày nay chỉ sử  dụng giằng móng vì thích hợp với các công trình lớn và xây trực tiếp thay vì lắp ghép các giằng móng đúc sẵn. Chính vì vậy mà rất nhiều người nhầm giữa đà kiềng và giằng móng giống nhau.

Đà kiềng có tác dụng gì?

da-kieng-co-tac-dung-gi

Trong kết cấu nhà thì đà kiềng giữ vai trò chống lún lệch móng và nâng đỡ trọng lực của các bức tường. Đặc biệt hơn, ở những nhà phố khi 2 bên là nhà của các hộ gia đình khác và sử dụng móng cọc bê tông cốt thép hoặc cọc cừ tràm , khi đó giữa cột và cọc có độ lệch tâm lớn thì đà kiềng còn một nhiệm vụ quan trọng hơn nhiều đó là chịu lực uốn tác dụng của toàn bộ căn nhà thông qua các cột.

Những tác dụng chính của đà kiềng gồm:

  • Định vị chân cột: giữ cho chân cột nhà không bị xê dịch khi xây dựng các bộ phận khác như: tường nhà, sàn nhà, mái nhà,… là 1 trong những công dụng quan trọng nhất của đà kiềng.
  • Chống lệch, lún móng: cùng với các kết cấu khác: khung, dầm, cột,… đà kiềng là 1 trong những bộ phận có khả năng cân bằng ảnh hưởng do trọng lực của công trình gây ra: lún thẳng đứng xảy ra ở toàn bộ hoặc ở 1 vị trí móng bất kỳ.
  • Đảm bảo tường nhà không bị nứt trong quá trình xây dựng và đưa vào sử dụng.

Kích thước của đà kiềng là bao nhiêu?

kich-thuoc-cua-da-kieng

Tùy kích thước công trình và móng được xây dựng bằng phương pháp nào ví dụ: như móng làm bằng cừ tràm, cọc tre hay cọc bê tông. Đà kiềng sẽ có kích thước tương ứng.

Tùy kích thước công trình và móng được xây dựng bằng phương pháp nào ví dụ: như móng làm bằng cừ tràm, cọc tre hay cọc bê tông. Đà kiềng sẽ có kích thước tương ứng.

  • Đối với công trình xây móng đơn và móng băng: đà kiềng thường có độ cao thấp hơn nền khoảng từ 7- 10cm.
  • Đối với công trình được xây dựng từ móng cừ tràm thì đà kiềng cao bao nhiêu sẽ do các kỹ sư tính toán và đưa ra quyết định cụ thể. Tuy nhiên, điểm chung là nó cần có độ cao bằng với đài cọc.

Kỹ thuật thi công đà kiềng hiện nay

Đối với các công trình lớn và gấp rút về mặt thời gian, chúng ta có thể làm đà kiềng với cốt pha làm bằng gạch để đẩy nhanh tiến độ thi công. Điều này sẽ gây thêm chi phí nhưng tính ổn định và tốc độ thi công thì nhanh hơn khá nhiều. Kỹ thuật thi công đà kiềng được thực hiện bằng những bước chính sau:

Bước 1: Buộc théo thành khung, lắp vào vị trí buộc. Sau đó buộc các viên kê dày 30mm vào cốt thép để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép.

Bước 2: lắp ghép cốt pha thành các hình hộp và điều chỉnh cho đúng vị trí thiết kế, Sau khi điều chỉnh xong vị trí, dùng cây gỗ kích thước 3×5 để cố định khuôn cốt pha.

Bước 3: Đổ bê tông mác 200; làm vệ sinh ván, khuôn, cốt thép. Sau đó tiến hành nghiệm thu ván khuôn và cốt thép dầm giằng móng.

Bước 4: trộn và đổ bê tông; đầm kỹ bằng đầm dùi.

Bước 5: tháo dỡ cốt pha. Sau khi đổ bê tông được 1 ngày thì chúng ta sẽ tháo dỡ khuôn côt pha của đà kiêng ra. Khi tháo nên chú ý không làm sứt mẻ kiến trúc để đảm bảo chất lượng công trình.

Trên đây là các thông tin về đà kiềng là gì mà tintucxaydung.com muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng nhưng thông tin nêu trên sẽ giúp cho anh em hiểu rõ hơn về vai trò, tác dụng và các bước tiến hành xây dựng đà kiềng khi thi công công trình xây dựng.

Đánh giá bài viết