Tìm hiểu các loại cốp pha trong xây dựng
Cốp pha trong xây dựng là một công cụ vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong các công trình xây dựng. Có rất nhiều loại cốp pha và chất liệu của cốp pha. Trong bài viết dưới đây của tintucxaydung chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu những loại cốp pha thường được sử dụng phổ biến nhất tại các công trình xây dựng.
Cốp pha là gì?
Cốp pha là một dạng khuôn đúc bê tông có thể được sản xuất từ các vật liệu khác nhau như: Gỗ, sắt thép, tole,… Bên cạnh cái tên cốp pha thì nó còn những tên gọi khác đó là: Cốt pha, coppha,…
Chức năng chính của cốp pha đó là:
– Chống lực đẩy của bê tông ướt và đảm bảo kích thước hình học theo thiết kế của cấu kiện bê tông;
– Quyết định chất lượng bề mặt bê tông.
Cấu tạo của cốp phan xây dựng
Có 3 bộ phận chính là:
– Ván mặt: Đây là phần tiếp xúc trực tiếp với bê tông. Ván mặt quyết định kích thước, hình dạng và chất lượng của bề mặt kết cấu.
– Sườn cứng: Bộ phận này liên kết với ván mặt. Có tác dụng tăng độ cứng, chắc chắn cho cốp pha.
– Các phụ kiện liên kết: Nó có tạc dụng liên kết với các tấm cốp pha với nhau ở trên một mặt phẳng hoặc trong những mặt phẳng khác nhau để chống đỡ.
Các loại cốp pha thông dụng
Trong xây dựng, có 4 loại cốp pha chính đó là:
Cốp pha thép định hình
Loại cốp pha này được chế tạo từ khung thép định hình và căng bề mặt bằng tấm thép mỏng.
– Phương pháp thi công: Trọng lượng của cốp pha lớn nên được sản xuất với diện tích nhỏ. Kích thước khoảng 1500 x 300 hoặc 2000 x 400. Chính vì vậy, khi tiến hành thi công cần có rất nhiều người thi công để ghép những tấm cốp pha nhỏ trở thành diện tích lớn.
– Vận chuyển và bảo quản: Quá trình vận chuyển mất nhiều thời gian do cốp pha nhỏ và nặng.
– Mỹ quan khối đổ: Bề mặt của từng tấm cốp pha không được đồng đều. Chính vì vậy, khả năng bám dính bề mặt nhìn chung mỹ quan khối đổ không có sự đảm bảo.
– Lắt đặp và tháo dỡ: Bề mặt dễ bị bám sắt và bê tông nên quá trình lắp đặt và tháo dỡ cốp pha cũng rất phức tạp và mất nhiều thời gian.
Cốp pha gỗ tự nhiên
Loại cốp pha này được ghép từ các thanh gỗ tự nhiên. Nó được sản xuất dựa trên độ dày phù hợp với bề mặt phục vụ cho quá trình đổ bê tông.
– Phương pháp thi công: Cốp pha gỗ tự nhiên cũng được sản xuất thành những tấm gỗ mỏng, nhỏ để ghép thành diện tích lớn. Cần nhiều nhân công và thời gian ghép các tấm lại với nhau.
– Vận chuyển và bảo quản: Quá trình vận chuyển mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, cốp pha gỗ tự nhiên dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết, nhiệt độ. Nó dễ xảy ra tình trạng cong, vênh.
– Lắp đặt và tháo dỡ: Do nhiều mảnh gỗ tự nhiên ghép lại nên khi tháo dỡ mất khá nhiều thời gian.
Cốp pha công nghiệp
Cốp pha công nghiệp được sản xuất từ nguyên liệu gỗ tự nhiên. Sản phẩm này trải qua quá trình chế biến để đảm bảo sự đồng đều.
– Phương pháp thi công: Nhờ quá trình sản xuất đồng đều và có kích thước lớn nên quá trình lắp ghép rất nhanh chóng và không mất nhiều nhân công.
– Vận chuyển và bảo quản: Khả năng bám dính tốt, chịu nước và độ ẩm cao.
Cốp pha nhựa tổng hợp
Sản phẩm này sản xuất theo dây chuyền công nghiệp nên đạt kích thước tiêu chuẩn cao.
– Phương pháp thi công: Quá trình lắp đặt đơn giản bởi cốp pha nhựa tổng hợp nhẹ và có thể sử dụng nhiều lần, phù hợp với nhiều môi trường khác nhau.
Hy vọng với những thông tin về các loại cốp pha trong xây dựng bạn đã có thêm hiểu biết về sản phẩm này. Hãy lựa chọn loại cốp pha phù hợp với công trình của mình nhé.