Những kinh nghiệm bố trí thép dầm anh em cần biết

Thép dầm là phần cốt lõi không thể thiếu để bảo đảm độ bền vững và tuổi thọ của công trình. Chính vì thế, khi thi công cốt thép, anh em xây dựng cần hết sức lưu ý làm đúng theo kỹ thuật, cẩn thận, tỉ mỉ trong từng công đoạn. Sau đây, tintucxaydung.com xin cung cấp 1 số kinh nghiệm bố trí thép dầm hữu ích mà anh em nên biết.

Hướng dẫn bố trí thép dầm ở tiết diện ngang

kinh-nghiem-bo-tri-thep-dam

Khi bố trí thép dầm ở tiết diện ngang, anh em cần lưu ý những vấn đề sau:

1. Chọn đường kính cốt dầm thép dọc.

Ở mỗi bộ phận dầm khác nhau sẽ cần cốt thép có kích thước lớn nhỏ không đồng nhất để đảm bảo vai trò của nó. Vì dụ như đối với dầm sàn chúng ta sẽ cần cốt théo chịu lực có đường kính khoảng từ 12- 25mm. Trong khi đó, dầm chính sẽ cần thép có kích thước to hơn, đường kính đến 32mm. Và các thép cốt này có đường kính không lớn hơn 1/10 chiều rộng của dầm.

Để thuận tiện, dễ dàng hơn khi thi công, trong mỗi dầm anh em không nen dùng nhiều hơn 3 loại thép chịu lực với đường kính khách nhau. Và các loại thép đó phải có đường kính chênh lệch nhau tối thiểu là 2mm để tránh nhầm lẫn với nhau.

2. Lớp bảo vệ cho cốt thép dầm

kinh-nghiem-bo-tri-thep-dam-1

Ở đây, chúng ta cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa lớp bảo vệ cốt thép chịu lực C1 và cốt thép đai C2. Vì thông thường thì chiều dày của lớp bảo vệ C sẽ bằng hoặc lớn hơn đường kính cốt thép và không nhỏ hơn giá trị Co so với quy định:

  • Cốt thép chịu lực: cốt thép chịu lực dùng trong bản và tường có chiều dày nhỏ hơn hoặc bằng 100mm Co = 10mm (15mm), vày có chiều dày: >= 100mm thì Co = 15mm (20mm). Còn nếu cốt thép được dùng trong dầm và sườn có chiều cao dưới 250mm thì Co = 15mm (20mm), còn nếu cao trên 250mm thì Co = 20mm (25mm).
  • Cốt thép cấu tạo, cốt thép đai: khi có chiều cao có tiết diện nhỏ hơn 250mm thì Co = 10mm (15mm), còn lớn hơn hoặc bằng 250mm thì Co = 15mm (20mm).

* Lưu ý: Nhứng giá trị được đặt trong ngoặc chỉ áp dụng cho kết cấu ngoài trời hoặc những nơi có độ ẩm cao.

3. Khoảng hở ở phần cốt thép dầm

Ở 2 mép cốt thép sẽ có 1 khoảng hở và khoảng cách này cần lớn hơn đường kính cốt thép và trị số đo.Khi cốt thép được đặt thành 2 hàng thì ở các hàng trên to- 50mm trừ 2 hàng dưới cùng. Và khi mỗi vùng đặt cốt thép thành nhiều hàng thì sẽ không đặt cốt thép vào hàng trên và khe hở hàng dưới.

Nếu như diện tích quá chật hẹp mà cần dùng nhiều cốt thép thì bạn có thể bố trí cốt thép theo cặp, không có khe hở ở giữa. Khi ghép cặp, anh em cũng cần tuân theo phương pháp đổ bê tong và khoảng hở giữa các cặp là tc >= 1,5.Ø.

4. Giao nhau tại phần cốt thép dầm

Cần phải có 1 khoảng cách nhất định khi đặt cốt thép lên trên dầm thành 2 hàng để cho cốt thép trên của dầm được đặt vào giữa khoảng cách đó. Nếu như cốt thép trên của dầm chính của được đặt thành 2 hàng thì bạn cũng phải đặt cách ra để kẹp cốt thép của dầm sàn vào giữa.

Trên đây là 1 số kinh nghiệm bố trí thép dầm tiết diện ngang, tiếp sau đây chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu cách bố trí thép dầm theo phương dọc.

Hướng dẫn cách bố trí cốt thép dầm theo phương dọc

cach-bo-tri-thep-cho-dam-mong

Chỉ bố trí cốt thép dầm theo phương ngang thì chưa đủ để bảo đảm sự chắc chắc cho công trình  mà còn cần thêm phương dọc nữa. Khi bố trí cốt thép dầm phương dọc, anh em cần lưu ý những điểm sau:

– Cốt thép dọc chịu lực kéo đặt ở trên vùng momen âm, còn ở vùng momen âm thì sẽ ở phía dưới.

– Đặt cốt thép ở tiết diện có momen lớn nhất trong mỗi vùng đã tính toán.

– Đảm bảo cho số cốt thép còn lại có đủ khả năng chịu lực theo momen uốn trên cả các tiết diện thẳng và nghiêng sau khi uốn hoặc cắt.

– Neo chắc chắn ở đầu mỗi thanh cốt thép chịu lực.

– Các cốt thép phía dưới và phía trên có thể đặt phối hợp hoặc độc lập với nhau. Xét về mặt nguyên liệu thì việc sắp xếp phối hợp cốt thép chịu lực trên và dưới sẽ giúp tiết kiệm hơn khá nhiều. Tuy nhiên, việc này lại khiến cho quá trình thi công trở nên phức tạp hơn, việc lựa chọn và bố trí đúng vị trí cũng khó khăn hơn.

Trên đây là những kinh nghiệm bố trí thép dầm ngang và dọc mà tintucxaydung.com muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ nêu trên sẽ giúp ích được cho anh em trong quá trình thi công xây dựng.

Đánh giá bài viết