Cách tính giá nhân công xây dựng cho các loại nhà

Vật liệu và nhân công là 2 khoản chi phí lớn nhất mà gia chủ cần chuẩn bị trước khi xây nhà. Trong bài này, tintucxaydung.com xin giới thiệu đến bạn đọc cách tính giá nhân công xây dựng tương ứng với các mẫu nhà ở phổ biến hiện nay.

Các khoản chi phí nhân công xây nhà cần thanh toán

gia-nhan-cong-xay-dung

1. Các khoản chi phí nhân công cần thanh toán khi xây nhà.

Thông thường, khi xây nhà, ngoài các chi phí về nguyên vật liệu thì chúng ta sẽ cần thanh toán các khoản sau:

  • Chi phí thanh toán cho nhân công trồng mộc
  • Nhân công trát, tô tường, dầm, trần, sàn
  • Nhân công ốp và lát
  • Thanh toán chi phí thuê cốt pha, giàn ráo, tháo dỡ cốt pha, che chắn công trình
  • Thanh toán chi phí máy trộn bê tông
  • Chi phí chèn khuôn cửa
  • Nhân công làm cầu thang.

* Bên cạnh đó, bạn còn cần thanh toán tiền nhân công ở 1 mức giá khác đối với các mục như:

  • Nhân công đào móng, ép cọc
  • Nhân công san lấp nền
  • Nhân công điện nước tính riêng, nhân công lắp đặt cửa riêng
  • Nhân công đào bể phốt và bể nước tính riêng.

2. Vì sao lại có sự khác biệt về giá nhân công ở mội bộ phận khác nhau của công trình?

Có thể hiểu đơn giản thế này: nếu bạn thuê nhân công làm móng riêng thì thời gian thuê ngắn lại tốn nhiều sức lực (hoặc có thể thuê máy kéo ở công trình lớn) nên nhân công sẽ cao hơn bình thường.

Lại thêm, giá nhân công trang trí các chi tiết cần sự tinh tế, tỉ mỉ: khắc họa tiết sẽ có tiền công cao hơn so với nhân công trát tường thông thường.

Tóm lại, mỗi 1 bộ phận của ngôi nhà sẽ có yêu cầu về trình độ kỹ thuật, tay nghề, sức lực, thời gian,… khác nhau nên dẫn đến giá nhân công cần thanh toán cũng không đồng nhất.

Hướng dẫn cách tính giá nhân công cho các mẫu nhà phổ biến hiện nay

Một điều thực tế là mỗi kiểu nhà sẽ có thiết kế, yêu cầu thi công, kích thước và cách tính công thợ khác nhau. Chính vì thế, để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ phân chia theo các mẫu nhà cụ thể.

1. Cách tính giá nhân công cho nhà phố.

gia-nhan-cong-xay-dung-nha-mat-pho

Đặt lên bàn cân so sánh thì nhà mặt phố là trường hợp dễ dàng nhất khi tính toán giá nhân công xây dựng. Thông thường, các nhà thầu sẽ áp dụng cách tính giọt ranh- mái bê tông đua đến đâu thì tính giá nhân công đến đó.

Còn việc nói nhà mặt phố dễ tính nhân công là do hầu như 2 bên đều là bằng phẳng và chỉ có phía trước là đua thẳng ra mặt tiền nên rất dễ tính.

Ví dụ: ngôi nhà mặt phố có diện tích sàn: 5×10 = 50m2 và xây 4 tầng.

  • Diện tích xây dựng tầng 1: 50m2
  • Tầng 2, tầng 3 có ban công đua ra thêm 1 mét về phía trước
  • Tầng 4 chỉ làm tum và sân phơi, phía trước có mái che bằng bê tông

Giả sử, giá nhân công ở đây là 1 triệu/m2 thì khi hoàn thiện nhà, gia chủ sẽ cần phải thanh toán chi phí nhân công như sau:

  • Tầng 1: Diện tích xây dựng: 50m2 x 1 triệu/1m2 = 50 triệu
  • Tầng 2+3: Diện tích xây dựng 50m2, thêm 5m2 ban công đua ra bằng: 55 m2 x 1 triệu/1m2 = 55 triệu, 2 tầng là 110 triệu
  • Tầng 4: Nhân công xây 50% diện tích sàn: 25m2 x 1 triệu/1m2 = 25 triệu. Phần bê tông 2 bên thỏa thuận nhân công riêng.
  • Như vậy tổng diện tích 4 sàn là: 185 m2 tương đương 185 triệu tiền nhân công bao gồm cả chi phí làm cầu thang. Trường hợp nhà thầu muốn tính công dựng cầu thang riêng thì cũng cần có mức giá khác chứ không thể cùng chung mức giá xây thông thường.

Lưu ý: 185tr này chưa bao gồm tiền nhân công làm bể phốt, bể nước, làm đường ống, đồ điện,…

2. Cách tính giá nhân công cho mái thái

Cách tính toán nhân công xây dựng cho nhà mái thái cũng tương tự như nhà mặt phố. Tuy nhiên, do nhà mái thái có phần mái đua ra 4 mặt nên sẽ có thay đổi 1 chút khi tính nhân công xây dựng.

3. Trường hợp cách tính giá nhân công cho biệt thự 1 tầng

biet-thu-1-tang-mai-thai

Ví dụ xây biệt thự mái thái 100m2 và có phần mái đua ra thêm là 20m2 cho phần riềm mái bê tông. Tức là tổng phần nhân công cho phần mái sẽ là 120m2 và nhân với đơn giá xây dựng. Nếu nhà bạn có thêm ô văng cửa sổ chúng ta cũng tính thêm phần đó nếu nó nhô ra xa hơn so với riềm mái. => Như vậy, chi phí thi công của biệt thự mái thái 1 tầng với 120m2 là: 120 triệu đồng.

Tuy nhiên, chi phí này còn chưa bao gồm các phần: nhân công đào móng, xây bể phốt, bể nước sạch, chi phí lợp ngói.

4. Trường hợp cách tính giá nhân công cho biệt thự 2 tầng, 3 tầng trở lên.

biet-thu-mai-thai-3-tang

Đối với trường hợp biệt thự nhiều tầng chúng ta tính giống như kết hợp cả trường hợp cho nhà phố và biệt thự 1 tầng. Tức là tính cả diện tích sử dụng và riềm mái đua ra nhé. Về cơ bản thì cách tính cũng không có gì thay đổi lắm. Nhưng quan trọng 2 bên( gia chủ và chủ thầu) phải thống nhất được với nhau về cách tính, giá xây dựng đến khi nghiệm thu sẽ giảm bớt được phần nào về tranh chấp.

5. Giá công thợ xây nhà cấp 4 hiện nay

nha-cap-4-dep

Có thể bạn sẽ không tin nhưng nhà cấp 4 lại là mẫu công trình khó để tính toán giá nhân công xây dựng nhất. Bởi hiện nay, mẫu nhà không chỉ đơn giản là có nền hình chữ nhật, hình vuông và có phần mái thoải 2 bên. Để đáp ứng được nhu cầu về thẩm mỹ, các thiết kế sư đã cho ra những mẫu nhà cấp 4 cầu kỳ, đẹp mắt hơn rất nhiều nên dẫn đến việc tính toán công thợ cũng phức tạp hơn.

Nếu nhà cấp 4 làm móng gạch, làm mái bằng tôn thì chi phí sẽ rẻ, nếu làm móng bê tông móng cốc đổ khung cột mái bằng thì giá cũng sẽ khác. Về cơ bản thì nhà cấp 4 mái tôn sẽ có giá nhân công rẻ nhất sau đó đến mái bằng. Giá còn tùy thuộc vào nhân công xây dựng của từng vùng. Bạn có thể tham khảo mẫu bảng giá sau:

  • Giá nhân công xây nhà cấp 4 mái tôn: Từ 600.000 – 800.000 vnđ/1m2
  • Giá nhân công xây nhà mái thái, mái bằng đơn giản: 800.000 – 1.000.000 vnđ/1m2
  • Giá nhân công xây nhà cấp 4 cầu kì, đẹp: 1.000.000 – 1.500.000 vnđ/1m2

Trên đây là cách tính giá nhân công xây dựng các mẫu nhà phổ biến hiện nay. Nếu còn điều thắc mắc hãy để lại ý kiến để được giải đáp.

4.8/5 - (25 bình chọn)