Ô văng là gì và các mẫu thiết kế ô văng đẹp hiện nay

Ô văng là 1 bộ phận không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà hiện nay. Nhưng ô văng là gì và bạn đã biết chính xác vị trí và công dụng của nó hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu với tintucxaydung.com trong bài viết dưới đây.

Ô văng là gì?

o-vang-la-gi

Ô văng là gì và nó là bộ phận nào trong ngôi nhà của chúng ta?

Ô văng chính là bộ phận được đặt ngay ở phía trên lanh tô cửa sổ có tác dụng che nắng, che mưa cho cửa sổ. Lanh tô là bộ phận dầm tường được xây bằng gạch hoặc bê tông cốt thép, gỗ, gạch cốt thép. Bộ phận này có tác dụng nâng đỡ phần tường nằm phía trên cửa sổ, cửa đi để chúng ta có thể tạo ra các lỗ thông thoáng trên bề mặt tường. Ô văng sẽ được xây phía trên lanh tô và nhô ra khỏi mặt tường 1 khoảng từ 40- 50cm.

Ngày nay, hầu hết các bộ phận ngôi nhà đều được làm từ bê tông cốt thép trong đó có ô văng. Thông thường, ô văng sẽ được đúc riêng lẻ bên ngoài, chờ đến khi đạt đủ tiêu chuẩn về khả năng chịu lực, đủ rắn chắc thì sẽ được lắp đăt vào vị trí và hoàn thiện các bước trang trí cuối cùng. Ô văng cần được thực hiện theo đúng quy chuẩn, tránh việc đặt thép sai quy cách kỹ thuật hoặc hệ thống giáo chống chất lượng thấp dẫn đến sập ô văng.

Các mẫu thiết kế ô văng đẹp hiện nay

Để phù hợp với tổng thể kiến trúc của các ngôi nhà với từng thiết kế khác nhau, ô văng cũng được các kiến trúc sư biến hóa theo nhiều hình dáng, kích thước sao cho phù hợp, đạt được hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất. Hiện nay, khi xây dựng bộ phận này, anh em có thể lựa chọn 1 trong các mẫu ô văng sau đây:

1. Ô văng cửa sổ hình chữ nhật:

Đây là thiết kế ô văng có lịch sử lâu đời nhất ở nước ta. Ô văng hình chữ nhật có thiết kế đơn giản mang lại cảm giác nhẹ nhàng cho ngôi nhà và đặc biệt là không yêu cầu cao về tay nghề của người xây dựng.

o-vang-hinh-chu-nhat

2. Mẫu ô văng cửa sổ mái chèo:

Đơn giản nhưng lại mang trong mình nét nghệ thuật độc đáo là những nhận xét mà các kiến trúc sư dùng để mô tả kiểu ô văng này. Không những đẹp mà ô văng mái chèo còn có tác dụng che mưa cho cửa sổ rất tốt.

o-vang-mai-cheo

3. Ô văng cửa sổ hiện đại:

Dù mới chỉ xuất hiện trong thời gian không lâu trước đây nhưng mẫu ô văng cửa sổ hiện đại lại được khá nhiều gia chủ yêu thích do sở hữu nét đẹp tinh tế, sang trọng mà không kém phần thanh lịch.

4. Ô văng cửa sổ nửa hình tròn:

Mẫu ô văng này khá tinh tế, thanh lịch, sẽ góp phần điểm xuyết cho cánh cửa của bạn thêm phần bắt mắt.

o-vang-la-gi

5. Ô văng kiểu kín cửa sổ: 

Bạn có thể bắt gặp mẫu ô văng cửa sổ này tại các ngôi biệt biệt thự lớn và nhiều tầng. Sự đơn giản, cứng cáp trong đường nét thiết kế ô văng sẽ làm nổi bật lên sự tinh tế, mềm mại của những hoa văn đi kèm.

o-vang-la-gi

6. Ô văng cửa sổ kiểu hoa văn:

Nếu những đường thẳng, cong không đáp ứng được nhu cầu của bạn thì hãy thử tham khảo mẫu ô văng kiểu hoa văn với những đường xoăn vừa nhẹ nhành, mềm mại, tạo cảm giác thoải mái, tinh tế cho ngôi nhà.

hoa-van

7. Ô văng hình chữ L:

Hiện đại, mạnh mẽ, trẻ trung là những gì mà bạn tìm thấy ở ô văng hình chữ L. Mẫu ô văng này rất phù hợp với những ngôi nhà mang phong cách hiện đại và mạnh mẽ bởi thiết kế của mẫu ô văn này vừa lịch lãm nhưng không kém phần nhẹ nhàng

chu-l

Quy trình lắp đặt ô văng cửa sổ

Khi lắp đặt ô văng ta cần thực hiện theo đúng các bước, thứ tự quy định và đúng kỹ thuật để tránh trường hợp xảy ra sập ô văng. Cụ thể, khi lắp đặt ô văng, anh em xây dựng sẽ tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra ô văng

Khi kiểm tra ô văng, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Kiểm tra hình dáng, kích thước, thiết kế của ô văng: vẻ bề ngoài của ô văng là thứ mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, kiểm tra bằng cách quan sát, đo đạc xem nó đã giống, khớp với bản thiết kế hay chưa.
  • Kiểm tra chất lượng của ô văng: khả năng chịu lực của ô văng là yếu tố cần đảm bảo tuyệt đối để đảm bảo chất lượng công trình.
  • Kiểm tra xem cốt thép chịu lực đã nằm đúng vị trí hay chưa.

Bước 2: Vận chuyển ô văng

Bạn nên tính toán, lựa chọn các phương pháp vận chuyển ô văng sao cho phù hợp, dễ dàng, tiết kiệm công sức và bảo đảm ô văng không bị rơi, va đập gây sứt mẻ.

Bước 3: Kiểm tra độ ổn định của giàn giáo

Giàn giáo được dựng 1 cách chắc chắn và hợp lý sẽ giúp anh em lao động dễ dàng thao tác khi lắp đặt ô văng hơn. Ngoài ra, nó cũng có vai trò nâng đỡ, giúp cho ô văng vào đúng vị trí cho đến khi hoàn thành.
                                                    kiem-tra-dan-giao

Bước 4: Làm cây chống đà đỡ mép ngoài ô văng

Vì để có thể che mưa, chắn nắng cho cửa sổ nên ô văng được lắp nhô ra ngoài bề mặt tường khoảng 40- 50cm ( có thể hơn, tùy vào kích thước cửa sổ). Vì thế, trước khi ô văng được ổn định thì nó cần được chống đỡ bởi hệ thống đà kiềng ở ngoài mép.

Bước 5: Kiểm tra độ cao và độ ngang bằng của đoạn tường đặt ô văng

Xác định, kiểm tra lại 1 lần nữa vị trí, độ cao, kích thước đặt ô văng đã đúng như bản vẽ hay chưa.

Bước 6: Rải vữa đệm

trước khi lắp ô văng vào, ta cần phủ 1 lớp hồ vào hốc tường rồi rải vữa đệm lên để làm chất kết dính cho ô văng có thể gắn kết chặt chẽ với phần khung.

Bước 7: Đưa ô văng vào vị trí

Việc tiếp theo là đặt ô văng lên lớp vữa đệm, cần cần thận để không làm lớp vữa bị dồn khiến cho không đều. Trước đó, anh em cũng cần kiểm tra lại xem chiều của cốt thép chịu lực ở đâu và vệ sinh mép dưới của ô văng rồi phủ 1 lớp hò dầu lên đó.

Bước 8: Điều chỉnh ô văng đúng vị trí kết hợp với chống đỡ ô văng

Sau khi đã đặt ô văng và đúng vị trí hãy kiểm tra và chỉnh lại cho bằng khít vói tường. Đồng thời dựng cây chống đá đỡ ở ngoài mép ô văng để cố định.

Trên đây là 1 số thông tin về ô văng là gì mà tintucxaydung.com muốn gửi tới quý bạn đọc. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình thi công, xây dựng ô văng.

5/5 - (1 bình chọn)