Cọc khoan nhồi tiếng Anh là gì?

Cọc khoan nhồi là  biện pháp thi công móng cọc được áp dụng rộng rãi cho các công trình có quy mô lớn trong thời gian gần đây. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu cọc khoan nhồi tiếng Anh là gì, quy trình thi công và ưu nhược điểm của nó nhé?

Cọc khoan nhồi tiếng Anh là gì?

coc-khoan-nhoi

Cọc khoan nhồi hay còn có tên tiếng Anh là bored pile hoặc drilled piers. Đây là 1 loại móng sâu được sử dụng phổ biến ở nước ta trong vòng 10 năm trở lại đây. Các cọc khoan này thường có đường kính khoảng từ 60cm- 300cm. Những cọc dưới 6cm được xem là cọc nhỏ, trên 76cm là cọc lớn. Trên các cọc này được tạo nhiều lỗ bằng thủ công hoặc bằng các máy khoan hiện đại.

Với hệ thống máy móc khoan hiện đại ngày nay, chúng ta có thể hạ cọc đến độ sâu và đường kính lớn, phù hợp với  các công trình quy mô lớn như: cầu Thuận Phước, cầu Mỹ Thuận,..

Quy trình thi công ép cọc khoan nhồi

coc-khoan-nhoi-tieng-anh-la-gi

Sau khi đã biết được cọc khoan nhồi tiếng Anh là gì, chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu xem quy trình thi công ép cọc khoan nhồi nhé.

  • Khoan lỗ: trước khi ép cọc chúng ta cần xác định được vị trí lỗ khoan chính xác để đảm bảo chất lượng của công trình.
  • Làm sạch hố khoan: làm sạch, dọn dẹp đất, đá, chướng ngại vật trước khi đổ bê tông. Nếu trong hố có nhiều nước thì dùng bơm để hút sạch.
  • Lắp ráp lồng thép: Lắp ghép lồng thép đã được làm sẵn theo đúng vị trí yếu cầu.
  • Đổ bê tông cọc khoan nhồi: cần nhào trộn bê tông cẩn thận theo đúng tỷ lệ đạt chuẩn để có thể thu được cọc nhồi tốt nhất.
  • Kiểm tra chất lượng cọc nhồi và dùng má móc đập đầu cọc và tiến hành thi công móng.

Ưu và nhược điểm cọc khoan nhồi

coc-khoan-nhoi-tieng-anh-la-gi-1

Giống như các loại cọc móng khác, cọc khoan nhồi cũng có những đặc điểm của riêng mình. Sau đây, chúng ta cùng đi tìm hiểu xem cọc khoan nhồi có những ưu, nhược điểm nào nhé.

1. Ưu điểm

Cọc khoan nhồi sở hữu những ưu điểm nổi bật như:

  • Tiết kiệm được thời gian làm móng: sử dụng cọc khoan nhồi sẽ giúp rút bớt được công đoạn đóng cọc nên sẽ không cần phải dựng bãi đúc, lắp dựng ván khuôn,…
  • Có thể thay đổi kích thước dài, rộng,… ngay tại công trường để phù hợp với thực tế.
  • Có thể sử dụng trong mọi trường hợp khác nhau, dễ dàng vượt qua các chướng ngại vật như: đá, đất cứng,.. bằng cách sử dụng các dụng cụ khoan, chồng, máy phá đá, nổ mìn,…
  • Không gây tiếng ồn phù hợp với các công trình trong khu dân cư đông đúc.
  • Có thể chế tạo các cọc khoan có đường kính lớn và độ sau phù hợp với các công trình cầu lớn.

2. Nhược điểm

Tuy có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng cọc khoan nhồi cũng có những hạn chế sau:

  • Do trong suốt quá trình thi công cọc đều nằm dưới lòng đất nên dễ xuất hiện những khiếm khuyết như: co thắt, hẹp cục bộ thân cọc, thay đổi kích thước tiết diện khi qua các lớp đất khác nhau. Lỗ khoan dễ bị nghiêng lệch, sụt vách,..
  • Tiến độ thi công phụ thuộc nhiều vào thời tiết vì công trình hoàn toàn thực hiện ngoài trời.
  • Đỉnh cọc nhồi ở trên mặt đất khó để làm cao lên phía trên, vì thế chúng ta phải làm bệ móng ngập sau dưới lòng đất rất không thuận lợi cho việc thi công vì cần phải làm thêm vong vây ngăn nước gây tốn kém.
  • Công trường dễ bị lầy lội, chi phí thí nghiệm cọc khoan nhồi quá tốn kém.

Cọc khoan nhồi là 1 trong những công nghệ thi công móng tương đối mới ở nước ta. Dạng cọc này có những ưu điểm và nhược điểm như đã nêu ở trên. Để có  thể đạt được chất lượng mong muốn, chúng ta cần quản lỹ chặt chẽ các bước tiến hành để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

5/5 - (1 bình chọn)