Các thiết kế móng đúng kỹ thuật dành cho nhà cấp 4

Ở các vùng nông thôn phổ biến xây dựng nhà cấp 4. Quá trình thi công nhà cấp 4 khá đơn giản và tiết kiệm chi phí hơn những kiểu nhà khác nên nó trở thành sự lựa chọn của nhiều người. Tuy xây dựng đơn giản nhưng vẫn có một số trường hợp xảy ra sụt lún, nứt nhà do thiết kế móng không đúng kỹ thuật. Vậy các thiết kế móng đúng kỹ thuật dành cho nhà cấp 4 là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của tintucxaydung.com nhé.

Các loại móng nhà cấp 4

Móng nhà cấp 4 là phần kết cấu kỹ thuật nằm bên dưới cùng của công trình xây dựng. Móng đảm bảo cho công trình chắc chắn dưới sức ép trọng lực của toàn bộ công trình vào nền đất.

Yêu cầu khi xây dựng móng đó là: Móng phải đảm bảo không sụt lún, không nứt hay đổ vỡ công trình. Đây chính là điều kiện quan trọng để móng có thể trở thành nền tảng nâng đỡ cả công trình.

Tùy thuộc vào độ cao, tải trọng công trình, tính chất khu đất mà móng được chia thành nhiều loại với hình dạng và kích thước khác nhau. Có các loại móng chủ yếu là:

– Móng tự nhiên

– Móng đơn

– Móng cọc

– Móng băng

– Móng bè

Đặc điểm của các loại móng

– Móng tự nhiên: Loại móng này không cần tiến hành đào bới hay gia cố. Móng tự nhiện được hình thành sẵn trong tự nhiên và nó đủ khả năng để chịu tải trọng của cả công trình. Loại móng này thường ở đất cứng, đất rắn chắn hoặc ở những công trình có tải trọng thấp.

– Móng đơn: Loại móng này thường đỡ 1 cột hoặc cả cụm cột sát nhau. Tác dụng của móng đơn là chịu lực.

– Móng cọc: Loại móng này gồm có: Cọc, đài cọc. Tác dụng của móng là dùng để truyền tải trọng công trình xuống lớp đất tốt nằm ở dưới sâu bằng cách đóng hoặc hạ những cây cọc lớn xuống sâu bên dưới tầng đất.

– Móng băng: Đặc điểm của loại móng này là có dạng dải dài, độc lập hoặc giao nhau. Móng được thi công bằng cách đào quanh khuôn viên công trình xây dựng hoặc có thể đào đồng thời trong khuôn viên đó. Móng băng thường nông và nó được xây trực tiếp trên hố đào, sau đó lại lấp lại.

– Móng bè: Loại móng này chiếm toàn bộ phần phía dưới của công trình. Tác dụng của nó là giảm áp lực của công trình vào nền đất. Móng bè phù hợp với những vùng đất yếu, hoặc do cấu tạo của công trình.

Móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu

Ở những khu vực như: Nhiều ao hồ, gần mực nước ngầm cao hay ao hồ đã san lấp thì phù hợp với các loại móng như: Móng đơn hoặc móng băng có lớp đất yếu dưới 2.5m. Có 2 trường hợp đó là:

TH1: Với trường hợp bùn đất yếu dưới 2.5m

Với trường hợp này, người thi công cần nạo vét bùn yếu bên dưới. Sau đó rải lớp đá 4×6 để làm lớp đệm hoặc đá hộc. Tiếp theo, lắp đặt cốp thép, làm móng đơn bình thường. Cao độ đà kiềng theo thiết kế.

TH2: Với trường hợp bùn yếu trên 2.5m

Với trường hợp 2, bên thi công cần gia cố chắc chắn nền bên dưới bằng cách sử dụng cừ tràm. Mật độ cừ tràm là 25 cây/m2. Bên trên lớp cừ tràm là lớp bê tông đá 4 x 6. Cần phải lắp đặt thép và đổ móng đơn.

Nhà cấp 4 có kích thước móng đơn từ: 1.2m x 1.2m tới 0.8m x 0.8m. Kích thước móng phụ thuộc vào khoảng cách giữa các nhịp do kỹ sư thiết kế kết cấu tính toán làm sao cho tiết kiệm nhất có thể.

Trên đây là thông tin về các thiết kế móng đúng kỹ thuật dành cho nhà cấp 4 để bạn tham khảo.  Hy vọng những tin tức này hữu ích với bạn.

5/5 - (1 bình chọn)