Móng băng là gì và quy trình thi công móng băng

Móng nhà là 1 bộ phận quan trọng không thể thiếu khi xây dựng các công trình kiến trúc để đảm bảo độ vững chắc và an toàn. Đối với các công trình có tính chất khác nhau, người ta sẽ sử dụng các loại móng khác nhau sao cho phù hợp. Sau đây, hãy cùng tintucxaydung.com tìm hiểu về 1 trong những loại móng nhà được sử dụng phổ biến hiện nay: Móng băng là gì?

Khái niệm móng băng

mong-bang-la-gi

Móng băng là gì?

Móng băng là 1 trong những loại móng thường được sử dụng trong xây dựng hiện nay. Kiểu móng này thường có kết cấu dạng 1 mảnh, có thể độc lập hoặc cắt nhau theo hình chữ thập. Cũng giống như các loại móng nhà khác, móng băng có vai trò chống đỡ trọng lực, kết cấu của toàn bộ công trình.

Để đảm bảo chất lượng công trình, người ta sẽ xem xét địa hình, độ cứng và độ lún của nền đất để quyết định nên sử dụng loại móng băng nào cho hợp lý.

Móng băng có chiều sâu khá nông so với các loại móng nhà khác khoảng từ 2- 2,5m, chúng được xây trên hố đào trần sau đó lấp lại bằng đất hoặc đá mạt.

Móng băng được sử dụng phổ biến hơn so với các loại móng nhà khác như: móng cọc, móng bè vì quá trình thi công đơn giản, độ lún được phân tải đồng đều và tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên, để hạn chế lún, anh em cần chọn móng băng có cấu tạo hợp lý với chiều rộng dưới 1,5m.

Cấu tạo của móng băng

Móng băng được cấu tạo từ các bộ phận sau:

  • Lớp bê tông lót: lớp bê tông này khá mỏng, chỉ dày khoảng 10cm và chạy liên tục liên kết thành 1 khối dầm móng.
  • Bản móng: bản móng có kích thước thông thường vào khoảng: (900-1200)x350 (mm).
  • Dầm móng: dầm móng băng có kích thước vào  khoảng 300x(500-800) (mm).
  • Thép bản móng: thường sử dụng loại Φ12a150.
  • Thép dầm móng: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150.

Ưu và nhược điểm của móng băng

mong-bang-la-gi

Móng băng sở hữu những ưu, nhược điểm sau:

  • Ưu điểm: ngoài việc giúp cho liên kết giữa tường và cột chắc chắn hơn thì móng băng còn giúp giảm áp lực đáy móng. Giúp cho trọng lực được phân tải đồng đều hơn khiến công  trình không bị lún lệch mà lún đều. Thông thường, móng băng được áp dụng cho các công trình từ 3 tầng trở lên.
  • Nhược điểm: bên cạnh ưu điểm nổi bật nêu trên, thì móng băng cũng có 1 nhược điểm đến từ cấu tạo của nó: chiều sâu nông nên tính ổn định, chống lật và chống trượt không tốt bằng các loại móng nhà khác. Lớp đất trên bề mặt có sức chịu tải kém thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của nền móng. Chính vì thế mà người ta không sử dụng móng băng để xây dựng các công trình trên các nên đất yếu.

Quy trình thi công móng băng tiêu chuẩn

Hiện nay, để thi công móng băng chúng ta cần thực hiện theo quy trình sau:

1. Công tác chuẩn bị.

mong-bang-la-gi

Công tác chuẩn bị để thi công móng băng bao gồm việc chuẩn bị nguyên vật liệu và giải phóng nền đất xây nhà, liên hệ với bên thi công, các phương tiện cần dùng: máy xúc đất, đầm, đường dây điện, nước,… các nguyên vật liệu sắt thép, đá, xi măng,…

Công tác chuẩn bị cần được tiến hành chu đáo, đầy đủ cả về chất lượng và số lượng để có thể thu được 1 công trình đạt tiêu chuẩn sau này. Ngoài ra, việc chuẩn bị đầy đủ các thiết bị máy móc cũng giúp cho tiến độ thi công nhanh chóng hơn.

2. San lấp mặt bằng- đào móng.

cong-tac-dao-mong

Bước tiếp theo là san lấp mặt bằng và đào móng.

San lấp mặt bằng, dẹp các trướng ngại trên khi đất xây nhà sẽ giúp cho quá trình thi công được thuận lợi hơn. Sau khi đã san lấp, dọn dẹp xong mặt bằng chúng ta bắt đầu tiến hành đào móng dựa theo bãn vẽ, thiết kế đã có. Móng băng đào xong cần đảm bảo khô ráo, nếu có nước hãy dùng máy hút sạch.

3. Công tác cốt thép.

cot-thep-mong-bang

Phần cốt thép có thể được gia cong tại hiện trường hoặc tại nhà máy (đối với các công trình lớn) nhưng quan trọng là phải đảm bảo được yêu cầu chất lượng của công trình để đảm bảo an toàn.

Các bước thi công cốt thép móng băng:

  • Gia công thép
  • Lót gạch hoặc đổ bê tông để tạo khoảng cách của cốt thép với mặt đất.
  • Đặt bản kê lên phía trên lớp lót.
  • Đặt théo móng băng.
  • Ghép thép dầm móng.
  • Ghép thép chờ cột.

Quá trình gia công uốn nén cốt théo có thể được tiến hành thủ công hoặc cơ học tùy thuộc vào tính chất của mỗi công trình. Các mõi hàn thép và buộc nối cần hải chắc chắn và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

4. Công tác cốp pha

Cốp pha là 1 dạng khung được ghép lại để định hình bê tông tươi. Chúng được lắp đặt theo vị trí lưới thép định trước. Khuôn cốp pha cần được lựa chọn phù hợp với từng loại móng để đảm bảo cho ra chất lượng tốt nhất. Các thanh chống cần phải được kê tấm gỗ dày trên 4cm để làm giảm lực xô ngang khi đổ bê tông móng. Phần tim móng và cột cần được đổ đúng vị trí và xác định được độ cao.

5. Công tác bê tông

Quy-trinh-thi-cong-mong-bang

Công việc cuối cùng là đổ bê tông vào trong khuôn cốp pha vừa lắp ghép. Trước đó, chúng ta cần tiến hành nhào trộn xi măng, đá, cát theo 1 tỷ lệ nhất định để tạo ra bê tông tươi rồi đổ vào trong cốp pha và san đều ra khắp móng. Mặt cắt của bê tông có dạng hình thang, độ nghiêng dốc nhỏ nên không cần thiết phải ghép cốp pha trên bề mặt mà chỉ cần ghép 2 bên thành. Sau khi đổ bê tông vào móng cần nhanh chóng đầm bàn, đầm dùi để nén bê tông chắc lại.

Lưu ý: trước, trong hay sau khi đổ bê tông móng thì anh em đều cần phải giữ cho hố móng được khô ráo. Nếu hố móng bị ngập nước sẽ làm giảm tính liên kết của xi măng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng công trình.

Trên đây là những thông tin về móng băng là gì, những ưu điểm, nhược điểm và cách tiến hành thi công móng băng. Hy vọng sẽ giúp đỡ cho anh em trong quá trình lựa chọn và thi công công trình.

Đánh giá bài viết