Mác thép là gì? Các loại mác thép thông dụng
Thép là một trong những vật liệu quan trọng trong quá trình xây dựng, trước khi một lô sản phẩm thép được cho ra thị trường, những nhà sản xuất phải tuân theo những tiêu chuẩn quy định. Đồng thời những sản phẩm này sẽ được gắn mác thép, vậy mác thép là gì và có những loại mác thép nào được sử dụng phổ biến trong công việc xây dựng? Hãy theo dõi bài viết của tintucxaydung để có được câu trả lời chi tiết nhé.
Mác thép là gì?
Đây là một thuật ngữ chuyên ngành để thể hiện cường độ chịu lực của thép, hay nói cách khác thì mác thép là khả năng chịu lực của thép đó. Nó cho người dùng biết được khả năng chịu lực là lớn hay bé của một loại thép nào đó.
Các loại mác thép thông dụng
Hiện nay có một số loại mác thép thông dụng trong công việc xây dựng đó là: SD295, SD390, Gr 60, Grade 460, SD490, SD295, SD390, CB300-V, CB400-V, CB500-V.
Khi sản xuất thép cần áp dụng các tiêu chuẩn bao gồm: Tiêu chuẩn TCVN 1651-1985 (Việt Nam), TCVN 1651-2008 (Việt Nam), JIS G3112 (1987) (Nhật Bản), JIS G3112 – 2004 (Nhật Bản), A615/A615M-04b (Mỹ), BS 4449 – 1997 (Anh).
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại ký hiệu về mác thép, điều này dẫn đến việc người dùng khó nhớ và khó phân biệt giữa các loại mác thép với nhau, đồng thời họ cũng không biết nên sử dụng loại nào cho phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình.
Mỗi ký hiệu thép đều mang một ý nghĩa riêng của nó, bạn nên để ý và hiểu chúng thì những ký hiệu này trở nên rất dễ nhớ. Những ký hiệu của mác thép thường đi liền với “tiêu chuẩn sản xuất được áp dụng” của mỗi sản phẩm thép đó.
Có rất nhiều tiêu chuẩn được đưa ra và áp dụng trong việc sản xuất thép như tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Nhật Bản,… mỗi một tiêu chuẩn này sẽ có một ký hiệu khác nhau
Các loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay thường có ký hiệu là CB hoặc SD. Cùng tìm hiểu ý nghĩa của hai thông số này nhé.
– Ký hiệu CB
Gồm các mác thép CB240, CB300V, CB400V, CB500V
CB được ký hiệu cho cấp độ bền của thép, C được viết tắt cho Cấp, B được viết tắt cho Bền. Đây là các ký hiệu và tên gọi được tuân theo tiêu chuẩn của Việt Nam. Các con số phía sau như 240, 300,… có ý nghĩa là cường độ của thép, trong kỹ thuật được người ta gọi là giới hạn chảy của thép.
Lấy một ví dụ để các bạn dễ hiểu hơn đó là: CB300 có nghĩa là thép có cường độ 300 N/mm2. Điều này có nghĩa rằng: nếu một cây sắt có diện tích mặt cắt ngang là 1 mm2 thì nó sẽ chịu lực được một lực kéo hoặc nén là khoảng 240N (24kg).
– Ký hiệu SD (SD295, SD390, SD490)
Khác với CB là ký hiệu tuân theo tiêu chuẩn của Việt Nam thì SD lại là ký hiệu tuân theo tiêu chuẩn của Nhật Bản. Con số đằng sau (295, 390, 490…) thể hiện cường độ của thép (trong kỹ thuật người ta gọi đây là giới hạn chảy của thép).
Ví dụ SD390 có nghĩa là thép có cường độ 390N/mm2.
Nếu bạn đang thắc mắc rằng không biết nên sử dụng loại mác thép nào để phù hợp với công trình hoặc nhà ở thì chúng tôi xin chia sẻ rằng:
Đối với nhà nhỏ hơn 7 tầng, bạn chỉ cần sử dụng các loại mác thép có cường độ thấp như SD295 hay CB300, hai loại mác thép này có khả năng chịu lực tương tự nhau.
Đối với nhà lớn hơn 7 tầng, bạn nên sử dụng các loại mác thép có cường độ chịu lực cao như CB400 hay SD390. Thậm chí với những công trình lớn, bạn nên sử dụng thép có cường độ cao hơn nữa như CB500 hay SD490.
Hy vọng bài viết hữu ích với bạn, nếu bạn có thông tin nào thú vị về các loại mác thép hãy chia sẻ cùng chúng tôi nhé.