Cách xử lý chống thấm sân thượng để trồng cây tốt nhất

Với quỹ đất hạn hẹp tại các đô thị thì việc tận dụng không gian sân thượng để trồng cây, trồng rau… là ý tưởng khá hay ho cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra lớn nhất ở đây đó là làm thế nào để chống thấm tốt cho sân thượng, tránh tình trạng thấm dột, ảnh hưởng đến chất lượng công trình ? Bài viết hôm nay, tintucxaydung sẽ giới thiệu đến các bạn một số phương pháp chống thấm sân thượng để trồng cây cực kỳ hiệu quả, được sử dụng rộng rãi hiện nay.

chống thấm sân thượng trồng cây

Nguyên nhân sân thượng bị thấm dột

Sân thượng bị thấm dột có thể do rất nhiều nguyên nhân như:

  • Công tác thi công sân thượng không đảm bảo kỹ thuật.
  • Vật liệu chống thấm sàn bê tông không đạt chuẩn.
  • Thiết kế sân thượng không đạt độ dốc như yêu cầu.
  • Thiết kế sân thượng không có máng hướng thoát nước, khiến nước đọng lâu và ngấm xuống.
  • Đường thoát nước bị hỏng, khiến nước chảy liên tục trên sàn.
  • Sự co ngót đột ngột của bê tông do tác động từ bên ngoài, khiến sàn bị thủng.

Cách xử lý chống thấm sân thượng để trồng cây tốt nhất

chống thấm sân thượng

chống thấm sân thượng để trồng cây

Chống thấm sân thượng bằng sika

Sika latex hay Sikaproof membrane là lựa chọn hoàn hảo cho chống thấm sàn bê tông. Đây là phương pháp được các hộ gia đình, các nhà thầu công trình sử dụng khá phổ biến hiện nay.

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt bê tông sân thượng cần thi công.
  • Bước 2: Đục bỏ bê tông, tìm và xác định các vết nứt bề mặt tầng mái. Nếu có vết nứt, cần đục mở rộng vể nứt khoảng 2 – 3 cm và sâu đến phần bê tông đặc chắc để xử lý những vết nứt bằng vữa không co.
  • Bước 3: Dùng vữa xi măng + cát vàng + sika latex để trát phẳng.
  • Bước 4: Sử dụng vữa Sikatop Seal 107 hay Sika Latex để quét. Với loại vữa Sikatop Seal 107 thì pha trộn rồi quét lên bề mặt sàn bê tông 2 lớp. Còn đối với vữa Sika Latex thì trộn theo tỷ lệ 1 lít Sika Latex + 1 lít nước + 4 kg xi măng trộn đều chúng lại rồi quét 2 lớp lên bề mặt bê tông. Sau khi quét xong lớp đầu tiên thì đợi 1 – 2 tiếng rồi mới quét lớp thứ 2.
  • Bước 5: Sau 3 – 4 tiếng lớp vữa đã khô thì bạn phun một lớp chống thấm thẩm thấu Water Seal lên bề mặt bê tông và chân tường sân thượng. Nên phun 2 lớp, cứ 4 – 5 phút thì sơn 1 lớp, phun đều cho ướt mặt sàn. Còn chân tường phun cao khoảng 15 – 20 cm.

Sơn chống thấm sân thượng

Sơn chống thấm có tác dụng bảo vệ mặt sàn khỏi sự thẩm thấu nước vào sâu bề mặt sàn, ngăn chặn vết nứt hiệu quả.

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công. Tiếp theo dùng máy mài loại bỏ lớp men, nấm mốc, sàn bê tông, rong rêu,…
  • Bước 2: Sử dụng keo Epoxy kết hợp với chất chống thấm Epoxy, mỗi lớp cách khoảng 6 tiếng.
  • Bước 3: Sau 24 tiếng lớp bả đã khô, tiến hành quét sơn lót, thường dùng loại sơn có dung môi hoặc không có dung môi và không màu.
  • Bước 4: Sơn phủ 2 lớp.

Sử dụng gạch chống thấm sân thượng

Lát gạch chống thấm sân thượng là phương pháp chống thấm khá hiệu quả. Sở dĩ gạch chống thấm được là do lớp men phủ ngoài của gạch, có tác dụng chống thấm nước và ngăn nước mưa. Bên cạnh đó, lát gạch sân thượng còn là giải pháp lý tưởng để chống nóng.

Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc chọn loại gạch ít phai màu, ít bong tróc cũng như có tuổi thọ cao. Hãy ưu tiên những loại gạch có bề mặt men khô hoặc nhám trần, giúp chống trơn như: Gạch Granite, gạch Ceramic, gạch giả sỏi…

Chống thấm sân thượng bằng xi măng

Đây là phương pháp chống thấm đơn giản và khá tiết kiệm. Bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà mà không cần nhờ đến thợ chống thấm.

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn bê tông, loại bỏ sạch vụn vữa, bụi bẩn, mảng rêu bám trên sân thượng.
  • Bước 2: Pha xi măng với nước. Tỉ lệ nước và xi măng phải được cân bằng đảm bảo độ liên kết và dễ làm. Cần trộn đều tay để hỗn hợp sánh mịn và nên chia nhỏ thành các phần.
  • Bước 3: Sử dụng con lăn quét đều tay, từ nhỏ đến lớn. Có thể chia làm 2 lớp để quét. Quét lớp đầu và để 10 phút cho khô tự nhiên sau đó quét tiếp.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn trong việc tìm ra giải pháp chống thấm sân thượng trồng cây tối ưu nhất.

Chúc các bạn thành công!

Đánh giá bài viết