Khái toán là gì? Đặc điểm và cách tính như thế nào?

Trước khi tiến hành xây dựng công trình, các nhà thầu thường thực hiện dự toán chi phí sơ bộ cho các hoạt động của dự án. Phương pháp sử dụng đó là khái toán các giá trị. Vậy trong xây dựng, khái niệm khái toán là gì? Đặc điểm và cách tính như thế nào? Hãy cùng tintucxaydung.com trả lời qua bài viết dưới đây. 

Khái toán là gì?

Khái toán là sự ước lượng tổng mức đầu tư của các dự án xây dựng công trình. Để tính được tổng mức đầu tư một khoảng tương đối thì chủ đầu tư cần phải có thiết kế cơ sở hoặc tính toán dựa trên kinh nghiệm của nhà thầu xây dựng và số liệu thống kê.

Sau quá trình phổ quát các công trình diễn ra và thực hiện những chi tiết cuối của công trình đó, các nhà thầu sẽ tìm ra hàm số thống kê tương quan giữa giá thành và một biến số nào đó. Nhà thầu thường tính khái toán dựa vào giá xây dựng trên một diện tích nào đó.

Tuy vậy, khu vực nội thành và ngoại thành sẽ có sự khác biệt về đơn giá. Với những tỉnh, thành phố có cấu tạo địa chất yếu hơn thì đơn giá xây dựng phải cao hơn và phần gia cố móng từ 20 – 30%.

Đặc điểm của phương pháp tính khái toán

Việc tính toán các giá trị xây dựng thông thường dựa vào kinh nghiệm và đơn giá/m2 vì dựa vào thống kê nên có thể sẽ không chính xác, có khi còn sai số rất lớn. Độ tin cậy chủ yếu phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của mẫu thống kê.

Để có khái toán chính xác nhất, nhà thầu sẽ dựa trên trên những công trình có hình dáng, chất lượng hoàn thiện về kết cấu, địa tầng, địa chất tương ứng. Giá trị khái toán tính theo phương pháp trên có độ sai lệch khá cao. Có trường hợp sai số chỉ 105 nhưng cũng có trường hợp lên tới 50%.

Trên thực tế, không có doanh nghiệp xây dựng hay tổ chức nào chịu trách nhiệm phân tích các số liệu này, Chính vì vậy, các nhà thầu vừa và nhỏ sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong việc tính khái toán và đưa ra được số liệu chính xác, tin cậy nhất.

Cách tính khái toán trong xây dựng

Muốn tính giá thành cho các hoạt động xây dựng công trình thì nhà thầu xây dựng cần lập dự toán chi tiết. Để có hồ sơ dự toán chính xác, công trình buộc phải hoàn thành công đoạn thiết kế chi tiết, bao gồm:

– Hồ sơ khảo sát địa chất;

– Hồ sơ thiết kế kết cấu;

– Hồ sơ thiết kế kiến trúc;

– Hồ sơ thiết kế hệ thống cấp thoát nước;

– Hồ sơ thiết kế hệ thống điện, điện thoại, camera bảo vệ, máy tính,…

Bộ phận nhân viên dự toán dựa vào bản vẽ thiết kế để tính dự toán chi tiết, cụ thể cho dự án công trình xây dựng. Dự toán công trình có 3 bảng gồm:

– Bảng tiên đoán – dự đoán;

– Bảng tổng hợp kinh phí vật tư;

– Bảng tổng hợp toàn bộ những kinh phí dự toán.

Bảng tiên lượng dự toán: Thể hiện khối lượng công việc, hạng mục phải tiến hành thực hiện của công trình một cách chính xác.

Bảng tổng hợp kinh phí: Chức năng của bảng là thống kê một cách chính xác về số lượng, đơn giá thị phần của các vật tư cần sử dụng trong quá trình thi công xây dựng công trình.

Bảng tổng hợp toàn bộ những kinh phí dự toán: Đây là bảng tổng hợp chi phí cho các phần như: Vật liệu, nhân công, giá bán, chí phí khác trong quá trình xây dựng công trình. Đây là kết quả dự toán cuối cùng với độ chính xác cao và sai số của nó chưa đến 5% cho quá trình định giá công trình.

Hy vọng với thông tin mà tintucxaydung.com cung cấp bạn đã hiểu về khái toán, đặc điểm của phương pháp khái toán, cách tính khái toán và từ đó có thể áp dụng những kiến thức vào thực tế các công trình xây dựng.

5/5 - (1 bình chọn)