Hướng dẫn xử lý móng nhà ngập nước
Trong quá trình thi công sẽ có một số vấn đề xảy ra, nhất là về móng nhà. Móng nhà có thể bị ngập nước bởi một số nguyên nhân như: Mưa lớn hay đào phải nước ngầm. Vậy nếu gặp phải những trường hợp như vậy thì phải xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây của tintucxaydung sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn cách xử lý móng nhà bị ngập nước.
Nguyên nhân dẫn đến móng nhà bị ngập nước
Có rất nhiều nguyên nhân khiến móng nhà bị ngập nước đó là:
– Do thời tiết mưa lớn, bão to. Lượng mưa tồn đọng sau thời gian dài mưa lớn. Và công trình chưa kịp xây móng và lấp đất hố móng.
– Nguyên nhân dẫn đến việc móng nhà bị ngập có thể do vị trí xây móng nằm ngay mực nước ngầm hoặc có thể gần với sông, hồ, ao, suối hoặc có thể là các công trình thủy lợi.
– Thêm một nguyên nhân nhưng nguyên nhân này không thường xảy ra. Đó là nước từ các ống dẫn nước sinh hoạt ở các công trình thủy lợi bị vỡ nên nước có thể xâm nhập vào móng gây ra tình trạng ngập móng.
Các cách xử lý móng nhà ngập nước
Cách 1: Phàn hồi lại bản vẽ thiết kế móng
Nếu bạn thuê kỹ sư thiết kế cho công trình của mình nhưng lại xảy ra tình trạng này, bạn có thể phản hồi lại cho họ biết. Những người được đào tạo bài bản, có chuyên môn và kinh nghiệm sẽ giúp bạn giải quyết ổn thỏa việc này. Chính vì vậy, việc phản hồi bản vẽ thiết kế là điều rất cần thiết để người kỹ sư có phương hướng giải quyết.
Nếu móng đơn cùng với lớp móng nền không có quá nhiều thay đổi thì càng chôn sâu lại càng dễ lún. Và rơi vào những trường hợp như vậy hãy xử lí bằng cách giảm chiều sâu chôn móng ở trên mực nước ngầm là ổn thỏa.
Khi móng nhà bị ngập nước thì kỹ sư sẽ có điều chỉnh phù hợp. Và nó sẽ không ảnh hưởng đến quá trình thi công nên gia chủ hoàn toàn có thể yên tâm.
Cách 2: Xử lý móng nhà ngập nước
Khi móng nhà bị ngập nước, bạn có thể xử lý bằng cách dùng bạt ngăn không cho nước ngầm thấm vào hố móng trước khi được đổ bê tổng. Hãy lắt đặt cốp pha rồi đổ bê tông như kế hoạch đã định sẵn. Thế nhưng cách làm này không thường được sử dụng.
Lưu ý: Móng ngập nước không quá khó để xử lý. Người thi công cần khéo léo và tránh để nguồn điện tiếp xúc với nước. Nó sẽ gây ra hậu quả khôn lường.
Cách 3: Làm mương và hố thu thoát nước cho đế móng
Người thi công cần đào rộng ra xung quanh đế móng và để ít nhất mỗi bên móng là 30cm rồi tiến hành làm mương cùng với 1 hố thu nước sâu hơn đế móng tầm khoảng 20cm. Sau đó hãy đưa họng hút của máy bơm vào hố thu. Dùng bơm bơm liên tục đến khi thi công móng xong rồi tiến hành lấp đất luôn. Người thi công cần phải làm thật tỉ mỉ và đảm bảo móng không bị ngập kể từ khi để bê tông móng. Sử dụng cách này sẽ giúp nước không thể xâm nhập vào làm ướt đế móng mà nước sẽ chảy theo mương nước đã được đào và chảy về hố thu nước. Sau đó sẽ được bơm hút ra bên ngoài và nước không thể tràn vào bề mặt của đế móng.
Và khi xây dựng công trình bạn nên chú ý tránh vùng đất nhão, đất xốp. Tránh mạch nước ngầm để không xảy ra tình trạng ẩm thấp khi công trình đi vào sử dụng. Và cuối cùng là cần tránh sử dụng những thiết kế không phù hợp với công trình.
Trên đây là hướng dẫn xử lý móng nhà ngập nước do tintucxaydung chia sẻ. Hy vọng nó sẽ hữu ích với bạn.