Bạn đã biết giằng móng là gì hay chưa?

Giằng móng là 1 bộ phận của móng nhà mà chúng ta thường hay nghe nhắc tới. Tuy nhiên, bạn đã biết gì về bộ phận kiến trúc này hay chưa? Sau đây, tintucxaydung.com xin gửi tới bạn đọc các thông tin về giằng móng là gì, công dụng và cấu tạo của nó.

Giằng móng là gì

giang-mong-la-gi

Giằng móng là gì?

Giằng móng hay còn gọi là dầm móng là kết cấu được sử dụng để liên kết các bộ phận móng với nhau. Nhờ đó giúp cho móng nhà được kiên cố hơn, tăng cường độ cứng của hệ thống công trình xây dựng.

Đặc biệt, có thể bạn chưa biết, 2 tên gọi giằng móng hay dầm móng không phải là do sự khác biệt về vùng miền mà dựa trên các yếu tố như:

  • Khi giằng móng phải chịu tải trọng của tường, phải hoạt động như 1 cấu kiện chịu được lực kéo và uốn. Khi ấy, nó được gọi là dầm móng.
  • Còn khi chúng ta không xây dựng tường lên trên hệ thống giằng và nó chỉ phải chịu lực kéo, nén đúng tâm thì khi đó nó được gọi là giằng móng.

Tóm lại, giằng móng hay dầm móng thì cũng không có sự khác biệt quá lớn và đối với dân “ngoài nghề” như chúng ta thì chúng đều như là cùng 1 loại.

Công dụng của giằng móng

giang-mong-nha

Sau khi tìm hiểu xem giằng móng là gì, tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu về công dụng của nó và nguyên nhân vì sao chúng ta cần xây giằng móng khi xây nhà. Cụ thể, phần giằng móng này có tác dụng đối với tổng thể kiến trúc ngôi nhà như sau:

  • Giằng móng giúp nâng đỡ trọng lực của công trình: hệ thống giằng móng có tác dụng nâng đỡ trọng lực của bộ phận phía trên: tường, mái, sàn,… đồng thời nó cũng phân tán các lực đó xuống phần đài trong móng cọc và phần móng trong hệ thống móng băng. Nhờ đó, móng nhà sẽ vững chắc hơn và nâng cao chất lượng cao trình.
  • Có tác dụng chống thấm cho công trình: phần giằng móng được đổ cao lên so ngang bằng với vị trí của bằng cốt nên ngoài khả năng chống đỡ trọng lực thì nó còn có tác dụng chống thấm khá tốt.

Cấu tạo của giằng móng

giang-mong-nha

Do có vị trí gối trên móng nên kích thước và hình dáng của giằng móng phụ thuộc vào khoảng cách cột. Ví dụ, nếu khoảng cách giữa các cột là 6m thì giằng móng sẽ có được xây theo hình chữ nhật hoặc hình thang. Còn nếu khoảng cách cột khoảng 12m thì giằng móng sẽ có dạng hình chữ T để đáp ứng được yêu cầu nâng đỡ công trình. Nếu bạn đang muốn xây nhà trong thời gian tới thì hãy tham khảo chủ thậu, kiến trúc sưu để biết rõ hơn về cấu trúc này.

Trên đây là các thông tin về giằng móng là gì, công dụng và cấu tạo của nó mà tintucxaydung.com muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng những kiến thức nêu trên sẽ giúp ích cho bạn trong khi thi công công trình xây dựng.

Đánh giá bài viết