Gác suốt là gì?
Gác suốt hay còn gọi là tầng lửng của một ngôi nhà. Vậy gác suốt có công dụng như thế nào và quy định khi thiết kế gác suốt ra sao? Hãy cùng tìm hiểu với tintucxaydung.com qua bài viết dưới đây nhé.
Gác suốt là gì?
Gác suốt hay được gọi là tầng lửng nằm trong kiến trúc của một ngôi nhà. Tầng lửng là tầng trung gian giữa các tầng của ngôi nhà và nó không được tính là một tầng trong tổng thể tầng của toàn bộ ngôi nhà. Tầng lửng hầu như được thiết kế nằm ở tầng dưới cùng tức là tầng một.
Cái tên tầng lửng xuất phát từ tiếng Ý đó là “mezzano”. Mục đích của việc thiết kế gác suốt đó là giúp tăng diện tích sử dụng theo chiều cao cho ngôi nhà. Thiết kế theo cấu trúc nào rất phù hợp với những ngôi nhà có diện tích hẹp hoặc nhà ở những khu vực có quy định về chiều cao.
Tuy nhiên gác suốt không chỉ phù hợp với những căn nhà có diện tích hẹp mà nếu như có phong cách thiết kế đẹp thì ngay cả những ngôi nhà có diện tích lớn vẫn tạo ra một không gian hoàn toàn độc đáo.
Công dụng của gác suốt
Gác suốt đem đến cho người sử dụng rất nhiều chức năng. Xây lệch tầng và dùng gác suốt làm nơi sinh hoạt chung cho cả gia đình hoặc có thể làm phòng khách, phòng làm việc, phòng ngủ,…
Khi ngôi nhà của bạn có diện tích bé nhưng cần dùng nó để kinh doanh, nhà kho, nơi để xe thì xây dựng gác suốt là sự lựa chọn thông minh. Nó chính là nơi giúp bạn để đồ, sử dụng theo mục đích và tăng diện tích chứa đựng.
Khi ngôi nhà bị giới hạn bởi chiều và cần nơi có diện tích rộng thì gác suốt rất thích hợp. Bạn có thể sử dụng gác suốt để làm bếp ăn, phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc,…
Bạn muốn kinh doanh tại nhà và rất bận rộn với rất nhiều công việc khác vậy hãy xây gác suốt đi thôi. Vừa tiếp khách vừa trông hàng cũng rất ok đấy.
Thiết kế gác suốt như thế nào?
Tùy thuộc vào diện tích, kiến trúc của từng ngôi nhà mà có cách thiết kế gác suốt khác nhau. Với những căn nhà nhỏ, có thể thiết kế theo kiểu sử dụng tầng một cho việc kinh doanh, buôn bán và đưa phòng khách, bếp lên gác suốt. Từ gác suốt có thể quan sát các hoạt động, sinh hoạt ở tầng dưới rất thuận tiện.
Còn đối với những căn nhà rộng thì việc thiết kế đơn gian hơn. Bạn có thể chọn những phong cách sang, độc, lạ và dùng nó như phòng trang trí, dùng riêng cầu thang chỉ để lên gác suốt,…
Với những nhà sâu bạn có thể thiết kế tầng lửng nằm trong phần trệt và dùng nó để làm phòng sinh hoạt chung cho cả nhà. Tầng 2, 3 dùng theo mục đích.
Thông thường, chiều cao của gác suốt từ 2.5 – 2.8m. Gác suốt chiếm khoảng 2/3 chiều sâu của ngôi nhà. Khi thiết kế cầu thang có thể tối giản hết mức bậc cầu thang bởi nó không chiếm quá nhiều diện tích.
Quy định về thiết kế gác suốt
Việc xây dựng gác suốt tùy thuộc vào quy định ở nơi bạn sống.
Gác suốt được xây dựng tại các công trình có chiều cao từ cao độ nền tầng trệt đến sàn tầng 1 không thấp hơn 5m và không cao quá 5.8m.
Diện tích xây dựng gác suốt không được vượt quá 80% diện tích xây dựng tầng trệt.
Gác suốt thường được chia thành các loại đó là:
– Gác suốt phía sau;
– Gác suốt phía trước;
– Gác suốt bên hông;
– Gác suốt trong phòng.
Xây dựng gác suốt vừa tăng diện tích sử dụng và góp phần làm đẹp kiến trúc cho căn nhà. Nếu bạn đang có ý định xây dựng nhà hãy tham khảo xây dựng gác suốt nhé.