Biện pháp thi công nhà cao tầng

Thi công nhà cao tầng đòi hỏi quy trình vô cùng nghiêm ngặt và có nhiều bước vô cùng phức tạp. Với những nhà thầu đã có nhiều năm kinh nghiệm thì công tác này sẽ được lên kế hoạch, tiến hành tính toán cực kỳ chi tiết để trong quá trình thi công không để xảy ra sai sót. Bài viết dưới đây của tintucxaydung sẽ giúp bạn hiểu hơn về biện pháp thi công nhà cao tầng. Hãy tham khảo nhé.

Giai đoạn chuẩn bị xây dựng nhà cao tầng

Trước khi tiến hành thi công, xây dựng nhà cao tầng thì cần có giai đoạn chuẩn bị. Một số bước cần có đó là:

– Thiết kế công trình, chuẩn bị bản vẽ, giấy phép;

– Chuẩn bị mặt bằng thi công;

– Tiếp nhận tập kết vật tư.

Không thể để sót một trong các bước kể trêu. Nếu thiếu thì công trình sẽ không được xây dựng. Để xây được một công trình nhà cao tầng đòi hỏi thời gian, công sức, tiền của của rất nhiều người.

Xử lý nền móng bằng phương pháp ép cọc bê tông

Giai đoạn tiếp theo chính là xử lý nền móng. Đơn vị thi công sẽ tiến hành ép cọc bê tông cốt thép. Các bước cần phải thực hiện đó là:

– Chuẩn bị vật tư, trang thiết bị

– Ép cọc thử

– Tiến hành ép cọc đại trà

– Nghiệm thu giai đoạn ép cọc

Giai đoạn thi công móng bê tông cốp thép

Sau khi đã thực hiện xong công đoạn xử lý nền móng bằng phương pháp ép cọc bê tông cốt thép thì bên thi công sẽ tiến hành thi công móng bê tông cốt thép. Các bước cần thực hiện ở giai đoạn này đó là:

Đào đất hố móng

– Đổ bê tông lót

– Đổ bê tông móng

– Xây tường móng

– Đổ bê tông giằng

– Thi công hạng mục, bộ phận dưới cuốt (Bao gồm: Bể phốt, bể ngầm, hố ga,…)

– Nghiệm thu phần móng

Ở giai đoạn thực hiện này yêu cầu tính chính xác cực cao. Hầu như không được để ra bất kỳ sai lệch nào. Nếu có xảy ra sai sót sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của cả ngôi nhà. Thi công tốt phần móng thì mới có thể chịu đựng được sức nặng của cả tòa nhà.

Thi công phần thân

Sau khi thi công xong phần móng sẽ tiến hành xây dựng phần thân tòa nhà. Nó bao gồm hệ thống khung bê tông cốt thép, sàn, tường, mái. Các công đoạn thực hiện đó là:

– Thi công cột bê tông cốt thép

– Thi công sàn bê tông tầng 1

– Xây tường tầng 1

– Xây cầu thang tầng 1

– Nghiệm thu tầng 1

– Lặp lại cho đến tầng cuối cùng.

Giai đoạn thi công phần mái

Sau khi hoàn tất việc thi công phần thân thì tiếp đến sẽ là thi công phần mái. Mái vô nhà có vai trò vô cùng quan trọng. Nó chính là phần bảo vệ ngôi nhà khỏi những tác động của thiên nhiên, thời tiết.  Chính vì vậy, phần mái phải được thi công chu đáo và cặn kẽ.

Các công đoạn thực hiện đó là:

– Thi công cách nhiệt và tạo độ dốc cho mái

– Tiến hành đổ bê công chống thấm

– Thi công lớp gạch lá

– Hoàn thiện phần mái

– Nghiệm thu phần mái

Giai đoạn thi công phần hoàn thiện

Sau khi hoàn tất các phần trên thì tới phần hoàn thiện. Đây là công đoạn làm đẹp cho ngôi nhà. Các bước trong công đoạn này đó là:

– Trát trần, tường

– Lát, láng nền, sàn

– Ốp tường

– Làm trần, đắp nối các chi tiết

– Lắp chỉnh các cửa, đồ mộc

– Lắp đặt thiết bị kỹ thuật

– Sơn phủ bề mặt

– Nghiệm thu hoàn thiện

Tổng vệ sinh sau xây dựng và bàn giao công trình

Sau khi hoàn tất các công đoạn trên thì tới công đoạn tổng vệ sinh. Bộ phận thi công tiến hành lau dọn, vệ sinh sạch sẽ cho ngôi nhà.  Sau đó tiến hành bàn giao cho đơn vị đầu tư.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu biết về biện pháp thi công nhà cao tầng. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé.

Đánh giá bài viết