Tìm hiểu về cấu tạo trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao giật cấp đáp ứng cả 2 tiêu chí của trần nhà hiện đại đó là tính thẩm mỹ cao và bền bỉ theo thời gian. Bạn có thể dễ dàng trang trí, tạo bố cục theo yêu cầu, để tạo nên những mẫu thiết kế độc đáo. Để hiểu rõ hơn về loại trần này, hãy cùng tintucxaydung tìm hiểu về cấu tạo trần thạch cao giật cấp trong bài viết dưới đây.
Trần thạch cao giật cấp là gì ?
Trần thạch cao giật cấp là loại trần có bề mặt được trang trí bằng các tấm thạch cao ghép lại nhưng không phải là 1 mặt phẳng mà được thiết kế thành nhiều cấp khác nhau, từ giật 2 cấp, giật 3 cấp trở lên.
Mỗi cấp trần được thiết kế theo nhiều kiểu dáng trần khác nhau để tránh sự trùng lặp cùng làm nổi bật từng cấp. Chính vì thế, trần thạch cao giật cấp đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia chủ.
Cấu tạo trần thạch cao giật cấp
Cấu tạo trần thạch cao giật cấp tương tự như cấu tạo trần chìm phẳng. Điểm khác biệt đó là với trần phẳng chỉ có một mặt phẳng nhưng với trần giật cấp thì sẽ lặp lại nhiều mặt phẳng nên chi phí thi công sẽ tốn kém và mất nhiều thời gian hơn.
Hệ khung xương
Hệ khung xương là phần nằm ở phía trên tấm, chúng được liên kết với nhau và liên kết với mái trần chính, để làm giá đỡ hay còn gọi là gánh chịu lựa của trần thạch cao. Ở trần thạch cao giật cấp, phần khung xương tại mỗi cấp sẽ được treo đồng nhất trên một mặt phẳng. Tức là, cao độ của khung xương tại mỗi điểm là bằng nhau tại mỗi cấp giật. Điều này, tạo nên sự tính an toàn và tính thẩm mỹ của cấu trúc trần.
Hệ khung xương được cấu tạo bởi: thanh xương chính, thanh xương phụ, thanh V viền tường và các vật tư phụ liên kết. (Vật tư phụ thường gồm: đinh, vít, nở đạn, bát treo, dây thép, tiren…)
Tấm thạch cao
Tấm thạch cao sử dụng để thi công trần thạch cao giật cấp cùng tương tự tấm làm trong trần chìm phẳng. Tấm này nằm ngay phía dưới khung xương và liên kết với nhau nhờ các đinh vít.
Tấm có kích thước 1220mmx2440mm nhưng có nhiều tính chất khác nhau theo từng yêu cầu như chịu nước, chống ẩm, tiêu âm, cách nhiệt, chóng cháy…. Mỗi một đặc tính tấm sẽ có cấu trúc cấu tạo tấm khác nhau.
Tại vị trí cắt ghép giữa hai mép tấm thạch cao, bạn có thể nhìn thấy một lớp với chiều dày chỉ độ 1mm. Đây là lớp băng keo chuyên dụng và lớp bột bả chuyên dụng, để xử lý mối nối giữa hai tấm.
Cũng tương tự như mặt phẳng khung xương, cao độ tại mọi vị trí của các tấm thạch cao phải bằng nhau trên từng cấp. Cao độ của bề mặt tấm tuân theo cao độ quy định khi đi khung xương.
Lớp sơn bả và sơn nước
Đây là lớp áo cuối cùng, mang lại vẻ đẹp tinh tế của thiết kế hệ trần thạch cao giật cấp. Sơn trần thạch cao giật cấp cũng tương tự như khi sơn tường thật. Đầu tiên là lớp sơn bả màu trắng, được quét lên toàn bồ hệ trần. Sau khi chờ lớp bả này khô lại, thợ sơn sẽ tiến hành xả lại và quét lớp sơn màu.
Màu sơn ngoài cùng được lựa chọn theo yêu cầu của gia chủ, để vừa mang tính phong thủy vừa hài hòa với không gian nhà. Đồng thời phù hợp với màu sắc đèn điện và các thiết bị nội thất trong căn phòng.
Với bài viết này, chúng tôi tin chắc đã giúp các bạn trả lời được băn khoăn về cấu tạo của trần thạch cao giật cấp. Từ đó, có thể hình dung được đâu là mẫu trần thích hợp cho công trình mình cần thi công.