Tìm hiểu các phương pháp tính diện tích xây dựng

Phương pháp tính diện tích xây dựng không giống như các tính diện tích đất. Vậy phương pháp tính sẽ như thế nào? Nếu bạn chưa biết hãy cùng tìm hiểu với tintucxaydung qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cách tính nhé.

Diện tích xây dựng là gì?

Diện tích xây dựng là diện tích có hao phí chi phí xây dựng. Diện tích xây dựng bao gồm: Diện tích được thể hiện ở trong giấy phép xây dựng và phần diện tích không có trong giấy phép xây dựng nhưng tại đó có hao phí chi phí xây dựng.

Chi phí xây dựng dựa trên mét vuông là một trong những cách tính được áp dụng phổ biến, đơn giản và dễ dàng để tính toán. Trước khi xây dựng, gia chủ cần phải tìm hiểu cách tính diện tích xây dựng của các tầng, lầu, diện tích mái, hiên, ban công, sân thượng,… Nhờ đó mà bạn có thể tính toán ra được tổng chi phí của cả công trình.

Các phương pháp tính diện tích xây dựng

Cách tính diện tích xây dựng gồm có các khái niệm đó là:

– Cách tính diện tích sàn trong giấy phép xây dựng

– Cách tính diện tích để tính giá xây nhà trong khái toán xây dựng

– Cách tính diện tích để dự trù vật tư

Cách tính diện tích xin phép xây dựng

Khi tiến hành vẽ bản vẽ xin cấp phép xây dựng thì cơ quan có thẩm quyền chỉ chú trọng đến mật độ xây dựng tối đa trong cho phép là bao nhiêu. Phần nào là diện tích nhà, sân, vườn, phạm vi lộ giới, phần nào được phép xây dựng.

– Phần móng: Không tính

– Phần thân nhà: Tính 100% diện tích.

– Phần mái: Không tính

Cách tính diện tích sàn trong giấy phép xây dựng đó là:

+ Ví dụ cụ thể:

– Tầng 1 (tầng trệt): Diện tích 8.1m x 20.5m = 166m2

– Tầng 2 (lầu 1): Diện tích 8.1m x 20.5m = 166m2

– Tầng 3 (áp mái): Diện tích phòng áp mái: 133.5m2

Tổng diện tích xây dựng: 166*2 + 133.5 = 465.5m2

Cách tính diện tích để tính giá xây dựng

Nhà thầu dựa trên kinh nghiệm đã thi công của họ để tính giá xây dựng.

Giá xây dựng = [ đơn giá xây nhà ] x [ diện tích xây dựng ]

Dự toán chi tiết chính là dự kiến giá thành xây dựng dựa trên cách bóc tách khối lượng chi tiết và nhân với giá vật tư cộng giá nhân công.

– Ưu điểm của cách tính này đó là: Khá chính xác

– Nhược điểm: Tính dài dòng, mất thời gian. Chỉ có những người trong ngành, giàu kinh nghiệm mới biết cách tính này. Còn nếu là người không hiểu rõ rất dễ bóc sai.

Cách tính diện tích xây dựng phần thô

– Phần móng nhà:

+ Tính 30% diện tích sàn xây dựng với móng đơn;

+ Tính 40 – 70% diện tích sàn xây dựng với móng cọc và phụ thuộc diện tích sàn và quy mô công trình;

+ Tính 65 – 70% diện tích sàn xây dựng với móng băng;

– Tầng hầm

+ Độ sâu dưới 1.8m: Tính 150%

+ Tính 200%: Độ sâu từ 1.8 – 2.5m

+ Tính 230%: Độ sâu từ 2.5 – 3.0m

– Phần thân:

+ Tính 100% diện tích sàn xây dựng phần trong nhà

+ Tính 50% diện tích xây dựng phần sân

+ Tính 100% diện tích: Ô thông tầng nhỏ hơn 8m2

+ Tính 50% diện tích: Ô thông tầng lớn hơn 8m2

+ 50% diện tích: Sân thượng

– Phần mái

+ Tính 30%: Mái tôn hệ xà gồ thép

+ Tính 50%: Mái bê tông cốt thép

+ Tính 100%: Mái BTCT

+ Tính 30%: Dàn lam bê tông cốp thép

Trên đây là các phương pháp tính diện tích xây dựng do chúng tôi chia sẻ. Hy vọng dựa vào những thông tin này bạn có thể áp dụng để tính toán cho công trình của mình. Nếu cảm thấy bài viết này hữu ích hãy chia sẻ với mọi người.

5/5 - (1 bình chọn)