Các tiêu chuẩn nghiệm thu trần thạch cao cần biết

Thạch cao là 1 trong những vật liệu xây dựng được sử dụng rộng rãi hiện nay. Từ loại vật liệu này, chúng ta có thể làm thành: trần thạch cao, tường thạch cao, vách ngăn bằng thạch cao,… Vừa đẹp, vừa nhẹ, bền chắc với thời gian. Theo quy trình, sau khi thi công xong, chúng ta sẽ cần tiến hành kiểm tra để biết được có đạt được tiêu chuẩn nghiệm thu trần thạch cao hay không. Sau đây, hãy cùng tintucxaydung.com đi tìm hiểu các tiêu chuẩn này.

Trần thạch cao là gì?

tran-thach-cao-la-gi

Trần thạch cao là 1 kiến trúc được sử dụng rộng rãi trong các ngôi nhà Việt hiện nay. Trần thạch cao được làm từ hỗn hợp các vật liệu: khung xương thạch cao, tấm thạch cao, sơn bả và 1 số vật liệu phụ khác. Mỗi vật liệu, bộ phận này đều có vai trò khác nhau, cụ thể:

  • Khung xương thạch cao: đây là bộ phận quan trọng nhất giúp liên kết vững chắc để treo được cả hệ thống trần thạch cao lên sàn bê tông cốt thép hoặc phần mái nhà dựa vào các ti treo.
  • Tấm trần thạch cao: giúp cho trần được phẳng, tấm trần này được liên kết trực tiếp với khung thông qua loại vít chuyên dụng.
  • Lớp sơn bả: lớp sơn này dùng để tạo độ nhẵn mịn cho bề mặt trần thạch cao.

Tiêu chuẩn nghiệm thu trần thạch cao

tieu-chuan-nghiem-thu-tran-thach-cao

Sau khi hoàn thành trần thạch cao, để xác định xem công trình đã đạt tiêu chuẩn về an toàn, kỹ thuật, tính thẩm mỹ,… hay chưa. Chúng ta cần tiến hành các bước kiểm tra để xem nó có đạt các tiêu chuẩn nghiệm thu trần thạch cao hay không.

Khi nghiệm thu trần thạch cao, chúng ta cần chiếu theo các tiêu chí sau:

  • Mức độ chuẩn xác về kích thước so với kích thước thiết kế ban đầu: chiều dài, rộng cao, cao.
  • Độ sâu của gờ vuốt thon.
  • Độ vuông góc của các cạnh trần.
  • Độ cứng, chắc chắn của các cạnh, gờ và lõi trần thạch cao.
  • Khả năng chịu uốn của trần.
  • Độ biến dạng dạng ẩm.
  • Độ kháng nhổ đinh.

Các tiêu chí nghiệm thu trên được áp dụng cho tất vả các loại trần thạch cao như: tường thạch cao, tấm thạch cao trang trí, nền bằng thạch cao, tấm thạch cao trang trí ngoài trời,… Tuy nhiên, giữa các loại tấm thạch cao khác nhau, sử dụng ở các vị trí khác nhau thì sẽ có sự sai số của chúng.

– Độ thẩm thấu hơi nước theo phương pháp khô: tiêu chí kiểm nghiệm này được áp dụng cho trần thạch cao được tráng lớp kim loại ở 1 mặt. Theo đó, nếu độ ẩm ở mặt tráng là 0% và độ ẩm ở mặt không tráng là 50% thì xem như đạt tiêu chuẩn.
– Độ hút nước sau 2 giờ ngâm.

– Khả năng hấp thụ nước trên bề mặt trần thạch cao.

Quy trình nghiệm thu trần thạch cao

quy-trinh-nghiem-thu-tran-thach-cao

Để có thể xác định được công trình có đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiệm thu trần thạch cao hay không, chúng ta cần tuân theo 1 quy trình nghiêm ngặt. Cụ thể, khi tiến hành nghiệm thu trần thạch cao, anh em cần tiến hành theo 3 bước sau:

  • Bước 1: kiểm tra vật tư sử dụng và các bước tiến hành thi công.
  • Bước 2: tiếp đến là kiểm tra các bộ phận ty trần gồm: tăng đơ, phần ty treo, kiểm tra khoảng cách giữa các dây treo và liên kết của các ty treo. Kiểm tra khoảng cách giữa các khung xương trần, đồ bằng phẳng, thẳng và tính ổn định, bền chắc của trần.
  • Bước 3: kiểm tra chất lượng của các mối nối giữa các tấm trần với nhau cùng với liên kết giữa các khung trần và tấm trần.

Trên đây là những tiêu chuẩn nghiệm thu trần thạch cao và các bước tiến hành kiểm tra mà tintucxaydung.com muốn gửi tới bạn độc. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho anh em trong quá trình thi công xây dựng.

Đánh giá bài viết