Tên các loại cây lấy gỗ

Trồng cây lấy gỗ nào trong thời gian ngắn mà đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trồng cây nào vừa kết hợp phủ xanh đất trống đồi trọc lại mang đến nguồn thu cho mình. Cùng tintucxaydung.com điểm danh tên các loại cây lấy gỗ mang lại giá trí kinh tế phổ biến hiện nay nhé.

Cây gỗ giáng hương

Cây gỗ giáng hương sinh trưởng chủ yếu ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Tên khoa học của cây là Pterocarpus macrocarpus. Cây có thể cao tới 20m và đường kính khoảng 1m. Gỗ giáng hương nổi tiếng với mùi thơm nhẹ nhàng, nhựa của gỗ có màu đỏ.

Gỗ giáng hương rất quý. Gỗ ít nứt nẻ, không bị mối mọt, cứng, chắc chắn và có độ bền cao. Nhờ những tính chất đó mà giáng hương thường được ứng dụng trong sản xuất đồ gỗ, đồ nội thất như: Giường, sập gụ, trần gỗ, sàn gỗ,…Ngoài ra, nhựa của cây giáng hương có thể dùng để nhuộm quần áo thành các màu sắc khác nhau.

Cây keo lá tràm

Đây là loại cây quen thuộc, được trồng ở hầu hết các vùng rừng, đồi núi ở nước ta. Cây keo lá tràm dễ dàng thích nghi ở các vùng địa hình, khí hậu thời tiết. Nó rất dễ trồng, dễ thu hoạch sau 5 – 6 năm trồng.

Gỗ keo lá tràm được sử dụng trong ngành gỗ bóc, ván ép. Nó vừa mang lại giá trị kinh tế cao, thị trường ổn định và tính rủi ro ít, vì vậy loại cây này rất được ưa chuộng.

Cây bạch đàn cao sản

Cây bạch đàn phù hợp sinh trưởng ở các vùng có khí hậu nhiệt đới nên nó thích hợp ở hầu hết các vùng đất trên khắp cả nước. Cây bạch đàn cao sản có thể chịu được hạn hán nên những tỉnh như Ninh Thuận, Bình Thuận vẫn có thể trồng được. Tuy nhiên, cây không thích hợp trồng ở những vùng thường xuyên xảy ra sương muối.

Cây bạch đàn cao sản mang lại nhiều giá trị kinh tế, đời sống. Gỗ bạch đàn thường được sử dụng trong ngành xây dựng để làm giàn giáo cốp pha,… Ngoài ra nó còn có một công dụng rất tốt đó chính là làm thuốc. Bạch đàn dùng để chữa ho, long đờm, sát khuẩn đường hô hấp, điều trị nứt xương, ngứa ngoài da,…

Cây xoan đào

Loài cây xoan đào cũng giống với cây keo và cây bạch đàn cao sản, rất thích hợp sinh trưởng ở nhiều vùng khác nhau. Trong đó, được trồng nhiều tại Nghệ An và Hà Tĩnh. Cây có thể trồng ở bất cứ đâu, vùng đồi núi đất cằn sỏi đá, trên đường làng ngõ xóm, ven sông,… miễn là vùng đó không xảy ra tình trạng ngập úng và đất có độ PH ở mức trung bình.

Cây xoan đào sinh trưởng tốt và rất nhanh lớn, gỗ có đường vân đẹp nên được sử dụng để làm đồ gỗ, đồ gia dụng như bàn, ghế, tủ,… trong gia đình. Sau thời gian trồng từ 7 – 9 năm thì thu hoạch, xoan đào mang lại giá trị kinh tế cao.

Cây thiên ngân

Cây thiên ngân có nguồn gốc từ Thái Lan nên có tên gọi khác là gáo vàng Thái Lan. Cây phù hợp sinh trưởng ở vùng nhiệt đới gió mùa, nhất là những tỉnh có mưa quanh năm. Để cây trồng sinh trưởng tốt nên chọn trồng ở những nơi đất dày, ẩm ướt, đất tốt. Như vậy cây thiên ngâm rất sớm được thu hoạch.

Cây thiên ngân mang lại giá trị kinh tế cao. Loại cây này là nguyên liệu để sản xuất ra giấy,than,… Sau 6 năm trồng và thu hoạch làm gỗ nội thất, gỗ ép,… Cây thiên ngân được nhắc tới như là loài cây giúp xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi trọc, sinh trưởng, phát triển hòa hợp với thiên nhiên.

Nếu bạn đang tìm hiểu về những loại cây lấy gỗ trong thời gian ngắn thì có thể tham khảo tên các loại cây lấy gỗ trên. Những loại cây này đều rất dễ trồng và mang lại giá trị kinh tế cao.

4.6/5 - (40 bình chọn)