Gỗ tứ thiết
Gỗ tứ thiết bao gồm 4 loại đó là: Đinh, lim, sến, táu. Đây là 4 loại gỗ quý và có giá trị rất cao trên thị trường hiện nay. Chất lượng của những loại gỗ này đều rất tốt. Nếu bạn chưa biết về gỗ tứ thiết thì bài viết dưới đây của tintucxaydung.com sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về gỗ tứ thiết.
Tại sao Đinh, lim, sến, táu lại được mệnh danh là “Tứ thiết mộc” của Việt Nam? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về gỗ tứ thiết nhé.
Gỗ đinh
Cây gỗ đinh có tên khoa học là Markhamia stipulata Seem. Cây thuộc chùm ớt Hoa môi. Gỗ đinh sinh trưởng và phát triển chủ yếu tại các tỉnh: Phú Thọ, Lào Cai, Lạng Sơn, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Cây gỗ đinh cao khoảng 10 – 25m, đường kính từ 60 – 80cm. Vỏ cây có màu xám, cành cây có lông. Lá kép lông chim, cụm hoa hình chùm, có lông. Quả nang, dẹt, có lông. Mùa hoa nở từ tháng 9 – tháng 12 và mùa quả chính từ tháng 3 – tháng 5.
Gỗ đinh chắc thịt, cứng cáp, độ bền cao, gỗ không bị ảnh hưởng bởi sự xâm nhập của mối mọt. Vì những đặc điểm đó mà gỗ đinh thường được đồng bào dân tộc dùng để làm cột, dầm chống nhà. Cây gỗ đinh là một loài cây gỗ quý được xếp vào nhóm II trong bảng 8 nhóm gỗ Việt Nam.
Trong dòng Đinh có các loại cây gỗ đinh đó là:
Cây đinh thối
Cây có tên khoa học là: Fernandoa brillettii Dop. Cây có chiều cao từ 20 – 30cm, đường kính 0.5 – 1.3m. Vỏ cây màu xám tro, lá kép hình lông chim. Mùa hoa đinh nở thường vào tháng 4 – tháng 5. Hóa có hương thơm dịu nhẹ và rất đẹp mắt. Quả nhọn, có hình trụ, mùa quả thường từ tháng 9 đến tháng 11.
– Đinh cà ná: Tên khoa học của nó là Markhamia stipulata var.canaense. Cây sinh trưởng chủ yếu ở Cà Ná Ninh Thuận.
– Thiết đinh lá bẹ: Tên khoa học của nó là Markhami stipulata var.pierrei. Đây là một phân loài của cây đinh.
Gỗ đinh đều có đặc điểm là gỗ nặng, chắc chắn, bề mặt mịn, gỗ có đường vân đẹp.
Cây gỗ lim
Cây gỗ lim thuộc họ Fabaceae, chi Erythrophleum, loài Erythrophleum fordii. Cây có chiều cao khoảng 30m. Thân gỗ thẳng, vỏ gỗ màu nâu với các nốt sần, bong tróc. Hoa gỗ lim chùm kép, quả thuôn.
Đặc điểm của gỗ lim là cứng cáp, chắc chắn, nặng, chịu được các tác động từ bên ngoài. Gỗ lim không bị ảnh hưởng bởi sự xâm nhập của mối mọt. Vân gỗ dạng xoắn, trông rất đẹp mắt. Gỗ lim thường có màu nâu hoặc nâu sẫm. Nếu ngâm gỗ lim dưới bùn thì mặt gỗ chuyển sang màu đen.
Gỗ lim được ứng dụng rất đa dạng trong đời sống như: Làm cửa gỗ, làm cột, xà nhà, giường ngủ, tủ đồ, bàn ghế,…
Cây gỗ sến
Cây sến có chiều cao từ 30 – 35m, thuộc loại thân gỗ lớn. Cây gỗ sến phân bố chủ yếu ở Trung Quốc và Việt Nam. Tại Việt Nam cây thường phát triển ở các tỉnh Lào Cai, Quảng Bình, Lạng Sơn, Thanh Hóa,… Cây gỗ sến có chiều cao từ 30 – 35m. Lá hình trứng ngược, hoa có tràng màu vàng. Mùa ra hoa từ tháng 1 – tháng 3 còn mùa ra quả thường từ tháng 11 – tháng 12.
Cây gỗ sến có độ bền cao, gỗ cứng, có màu đỏ nâu. Gỗ có đường vân đẹp, tinh tế. Khả năng chịu cường độ lực lớn của gỗ rất lớn. Tuy nhiên do gỗ cứng nên quá trình gia công, chế biến sẽ gặp phải một số khó khăn.
Gỗ sến là một trong những loại gỗ tết, có giá trị kinh tế cao, rất quý hiếm. Chúng là nguyên liệu để làm đồ nội thất. Các sản phẩm từ gỗ sến rất được ưa chuộng đó là: Bàn ghế, tủ đồ, sập, đồ trang trí,…
Cây gỗ táu
Cây gỗ táu có tên khoa học là Vatica tonkinensis A.Chev. Cây có chiều cao từ 30 – 35m. Thân cây tròn, to, cây thẳng đứng. Vỏ cây có màu xám, khi cây có tuổi thọ càng cao thì thân cây càng sần sùi, xù xì. Cây gỗ táu phân bố chủ yếu tại các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,…
Thân gỗ cứng, chắc, thớ gỗ nhỏ và rất mịn. Đường vân gỗ sắc nét và đẹp mắt. Gỗ bền, không bị ảnh hưởng bởi sự xâm nhập của mối mọt. Gỗ táu có mùi hương dịu nhẹ, càng sử dụng lâu gỗ lại càng bền, có độ bóng và đẹp.
Gỗ táu rất quý hiếm, giá gỗ trên thị trường hiện nay rất cao. Người ta thường dùng gỗ táu để làm nhà, sập, các đồ gia dụng trong gia đình,…
Đinh, lim, sến, táu không phải tự nhiên được mệnh danh là tứ thiết của Việt Nam. Chúng có những đặc điểm mà không phải loại gỗ nào cũng có được. Nếu muốn biết sự chất lượng của gỗ tứ thiết đến đâu hãy sử dụng chúng.