Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng nứt cổ trần nhà

Ngôi nhà của bạn đã xây dựng lâu năm và thời gian gần đây bạn phát hiện cổ trần nhà bị nứt. Vậy nguyên nhân do đâu xảy ra hiện tượng này? Bài viết dưới đây của tintucxaydung sẽ giúp bạn chỉ ra nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng nứt cổ trần nhà. Đừng bỏ lỡ thông tin hữu ích này nhé.

Nguyên nhân khiến nứt cổ trần nhà là gì?

Có không ít nguyên nhân dẫn đến tình trạng nứt cổ trần nhà. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:

– Đầu tiên, có thể là do địa chất ở khu vực bạn sinh sống xảy ra tình trạng sụt lún không đồng đều. Nếu như thời điểm xây dựng móng mà bên thi công không kiểm tra kỹ càng có thể xảy ra tình trạng này. Khi đã xảy ra tình trạng này thì ngôi nhà rất dễ bị ảnh hưởng chứ không chỉ riêng trần nhà.

– Trong quá trình thi công sử dụng bê tông không đạt chuẩn. Có không ít đơn vị thi công đã cắt bớt tỉ lệ bê tông dẫn đến công trình kém chất lượng.

– Trong quá trình thi công, không chú trọng việc chống thấm và chống dột. Đây là nguyên nhân phổ biến khiến tình trạng nứt cổ trần nhà xảy ra.

– Di kết cấu trần quá tải. Để điều này không xảy ra thì trước khi thi công thì bên đơn vị thi công cần tính toán kỹ lưỡng trọng lực, trọng tải là bao nhiêu.

– Có thể xảy ra tình trạng co ngót lớp vữa tô nên sau một thời gia công trình đi vào sử dụng thì xuất hiện một số vết nứt nhỏ.

– Trồng cây trên mái nhà tưởng chừng như không ảnh hưởng tới trần nhà. Nhưng trên thực tế nó có ảnh hưởng tới vật liệu chống thấm của ngôi nhà.

Công tác chống thấm của nhà vệ sinh trên tầng lầu không tốt

Có nhiều gia đình xây dựng nhà vệ sinh ở các tầng. Và trong quá trình xây dựng đã không chú trọng công tác chống thấm. Điều này khiến cho nước trong quá trình sinh hoạt thoát xuống sàn, qua ống nước. Theo đó nước sẽ thấm vào mạch vữa và thấm vào trần nhà tầng dưới khiến nứt cổ trần nhà.

Cách khắc phục hiện tượng nứt cổ trần nhà hiệu quả nhất

Sau đây là một số cách khắc phục nứt cổ trần nhà hiệu quả để bạn đọc tham khảo:

Đối với nhà chung cư

Nếu việc thấm dột từ khu vực nhà vệ sinh hay bể nước ở tầng trên không xảy ra quá nặng mà chỉ gây ra hiện tượng ố vàng thì gia chủ có thể dùng sơn chống thấm có đặc tính khô nhanh thì tình trạng này sẽ được khắc phục.

Còn trong quá trình sử dụng phát hiện nước thấm quá nhiều khiến trần bị nứt thì gia chủ cần phải đập bỏ lớp gạch của khu vực đó và sử dụng bề mặt lớp sợi thủy tinh và keo chống thấm. Sau đó hãy trét xi măng và sơn lại như cũ.

Đối với nhà mái và trần nhà riêng

Gia chủ có thể áp dụng một số biện pháp như trám bít vết nứt cổ trần nhà bằng xi măng, chát, chất chống thấm có độ dài khoảng 1 cm để chắc chắn che kín được vết nứt và giảm thiểu tình trạng thấm mái.

Bài viết trên của tintucxaydung đã chia sẻ cho bạn đọc nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng nứt cổ trần nhà. Những thông tin này vô cùng hữu ích nên bạn hãy tham khảo áp dụng cách khắc phục nếu nhà của bạn cũng xảy ra hiện tượng này nhé.

Đánh giá bài viết