Ưu điểm và nhược điểm của gỗ MFC và MDF

Hiện nay, các sản phẩm nội thất gia đình, văn phòng được sản xuất từ gỗ công nghiệp rất nhiều trong đó có gỗ MFC và MDF. Chất lượng tốt, giá thành phải chăng là lý do nhiều người chọn sử dụng loại gỗ này. Vậy gỗ MFC và MDF khác nhau như thế nào?  Bài viết dưới đây của tintucxaydung.com sẽ giúp bạn phân biệt sự khác nhau đó.

Giới thiệu về gỗ công nghiệp MFC

MFC là viết tắt của Melamine Faced Chipboard, nghĩa là ván gỗ dăm được phủ lớp nhựa Melamine trên bề mặt.

Gỗ MFC có 2 loại là: MFC chống ẩm và MFC thường.

– Nguyên liệu: Nguyên liệu tạo ra gỗ MFC là các loại gỗ trồng cho thu hoạch trong thời gian ngắn như: Bạch đàn, cao su, keo,…

– Quy trình chế biến: Gỗ được đưa vào máy băm thành dăm gỗ. Sau đó kết hợp dăm gỗ và keo công nghiệp ép với cường độ cao và tạo ra các dạng tấm với độ dày từ 9 ly – 25 ly. Công đoạn cuối cùng là phủ lớp nhựa Melamine lên bề mặt để chống trầy xước, thấm nước.

Quy trình rất nghiêm ngặt nhằm loại bỏ những yếu tố gây hại đến gỗ như: Mối mọt, ẩm mốc,… mang đến một sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng.

– Kích thước: Gỗ MFC có nhiều độ dày khác nhau nhưng độ dày thường được sử dụng là 18mm và 25mm.

– Màu sắc: Gỗ MFC có tới 130 màu sắc rất đa dạng và phong phú kết hợp hoa văn vân gỗ, giả đá,… thích hợp với nhiều phong cách, không gian kiến trúc khác nhau từ cổ điển, tân cổ điển tới hiện đại.

– MFC sử dụng dăm gỗ nên khả năng chịu lực theo phương thẳng đứng rất tốt. Lớp Melamine phủ lên bề mặt có tính chống xước, chống mài mòn khá hiệu quả. Những món đồ nội thất trong gia đình như: Bàn ghế, tủ quần áo, kệ tivi,… rất được ưa chuộng bởi những tính năng mà nó đem lại.

Giới thiệu về gỗ công nghiệp MDF

MDF là viết tắt của từ Medium Density Fiberboard. Trong tiếng việt nghĩa của nó là ván sợi mật độ trung bình.

– Nguyên liệu: Các loại gỗ vụn, nhánh cây tạo bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ, keo trộn tạo kết dính, bột độn vô cơ.

– Quy trình sản xuất: Nhánh cây, các loại gỗ vụn cho vào máy nghiền thành các sợi gỗ nhỏ Cellulose. Sau đó các sợi gỗ được đưa qua bồn tiến hành rửa trôi các tạp chất, khoáng chất nhựa,… Tiếp theo đưa vào máy trộn gồm keo đặc chủng, chất kết dính, bột sợi gỗ, parafin wax, chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ,… ép ra các tấm ván với nhiều độ dày khác nhau từ 3 ly – 25 ly. Kích thước mỗi tấm ván là 1220 mm x 2440 mm.

– Gỗ MDF có 2 loại chính là: MDF thường và MDF chống ẩm.

MDF thường và MDF chống ẩm thường dùng để tạo ra các sản phẩm nội thất dành cho gia đình, trường học, văn phòng,… Đối với MDF chống ẩm dùng trong phòng bếp và những nơi có độ ẩm cao rất thích hợp.

Ưu điểm và nhược điểm của gỗ MFC và MDF

Ưu điểm:

Gỗ MFC và MDF đều có khả năng chịu lực tương đối tốt. Đối với gỗ MFC chống ẩm có khả năng chịu lực tốt. Ngoài ra 2 loại gỗ này đều không bị ảnh hưởng bởi mối mọt xâm nhập.

– Gỗ MFC và MDF đều có tính chất nhẹ nên rất dễ tạo hình, dễ thiết kế tạo nên các sản phẩm đa dạng về hình thức, chủng loại, kích thước.

Gỗ MFC và MDF là lựa chọn hàng đầu của giới văn phòng, nội thất gia đình nhờ lớp phủ Melamine, verneer tạo nên độ bóng đẹp, màu sắc phong phú, có tính thẩm mỹ.

Nhược điểm:

– Khả năng chống ẩm của MFC và MDF đều rất kém, khi gặp nước rất dễ bị bung nở. Tuy nhiên những sản phẩm nội thất làm từ hai loại gỗ này khi đặt ở địa điểm khô ráo có thể sử dụng trong thời gian dài.

Gỗ MFC và MDF đều có những ưu điểm, tính năng riêng. Để nói loại nào tốt hơn, bền hơn, đẹp hơn thì trong quá trình sử dụng người tiêu dùng mới có cái nhìn, sự đánh giá chính xác.

Đánh giá bài viết