Gỗ lũa là gì?

Gỗ lúa là một trong những loại gỗ quý hiếm, có giá trị được rất nhiều người chơi đồ cổ, đại gia tìm kiếm. Vậy loại gỗ này có đặc tính và ứng dụng như thế nào trong đời sống để có được sự săn đón như vậy? Tintucxaydung.com sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về dòng gỗ này nhé.

Gỗ lũa là gì? Đây là câu hỏi của khá nhiều người bởi cái tên gỗ lũa rất đặc biệt. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi mà các bạn đang băn khoăn.

Gỗ lũa là gì?

Gỗ lũa là phần gốc của các cây gỗ cổ thụ tự nhiên sau khi đã chết. Là phần gốc còn lại nên lõi gỗ lũa rất cứng và không bị mối mọt, mục nát bởi các tác động của nắng, mưa, côn trùng,… Các loại gỗ lũa có chất lượng thường được tìm thấy ở dưới lòng sông, suối do dòng chảy của nước, gỗ cây bị bào mòn và hóa thạch nên mỗi gốc cây có tạo hình khác biệt, không loại gỗ nào giống nhau.

Những loại gỗ tốt, quý hiếm, có tuổi thọ cao, tỷ trọng lớn và phát triển ở những khu vực đất nghèo dinh dưỡng như đinh, lim, táu, muồng đen, đinh hương, nghiến,… mới xuất hiện gỗ lũa.

Vẻ đẹp của gỗ lũa có một điểm đặc biệt là không bị trùng lặp, độc nhất. Chính vì điều đó mới làm nên giá trị của gỗ lũa. Phần lõi gỗ sau quá trình đục đẽo trở thành một tác phẩm nghệ thuật.

Phân loại gỗ lũa

Gỗ lũa rất đa dạng, phong phú. Dựa trên điều kiện tự nhiên, các nhà khoa học đã phân loại gỗ lũa thành 3 loại chính:

– Gỗ lũa nằm sâu trong lòng đất

Lũa nằm sâu trong lòng đất rất khó khai thác và có 2 cách khai thác để không làm hỏng bộ rễ, phần cốt lõi của lũa chính là: Đào xung quanh gốc thật cẩn thận hoặc chờ khi trời mưa xuống làm mềm đất, sau đó phun nước cho lũa hết đất.

Gỗ lũa khai thác từ trong lòng đất giữ được cả bộ rễ tự nhiên thành chùm, màu và vân gỗ. Nhờ đó mà các nhà chế tác dễ dàng tạo hình.

– Gỗ lũa chìm trong bùn nước dưới sông, suối;

Vì chìm sâu trong bùn trong thời gian dài nên gỗ lũa chịu ảnh hưởng của nước bùn và có màu nâu đen. Tuy nhiên, việc khai thác gỗ lũa ở dưới lòng sông suối gặp rất nhiều khó khăn vì đó thường là những cây gỗ có trọng lượng lớn nặng tới hàng tấn.

– Gỗ lũa tạo nên từ mưa, gió

Loại gỗ lũa này không được tạo ra từ rừng sâu, trong lòng đất hay dưới lòng sông suối mà nó chủ yếu được tạo ra ở các vùng rừng bán sa mạc. Do tác động của nắng, gió, mưa của tự nhiên mà gỗ bị bào mòn trơ lõi. Đây là loại gỗ được yêu thích nhất trong số ba loại nhờ độ hiếm, vẻ đẹp của vân và rất tự nhiên.

Ứng dụng của gỗ lũa

Gỗ lũa thuộc hàng quý hiếm, độc đáo nên chỉ những người chơi gỗ sành sỏi hoặc làm trong ngành chế biến gỗ, tìm hiểu về gỗ mới biết tới nó.

Các ứng dụng của gỗ lũa phải kể tới như:

– Dùng để điêu khắc.

– Làm tượng phật như: Phật di lặc, phúc – lộc – thọ, thần tài,…

– Làm đồ trang trí: Có thể sử dụng những mảnh gỗ nhỏ từ gỗ lũa làm đồ trang trí cho ngôi nhà của bạn, trên bàn làm việc, trong xe ô tô,…

– Làm nghệ thuật: Gỗ lũa được thu mua để chế tác thành những món đồ độc.

– Trang trí thủy sinh: Các bể cá cảnh, bể thủy sinh được trang trí từ gỗ lũa.

Qua những thông tin mà tintucxaydung.com cung cấp ở trên chắc hẳn đã có lời giải đáp cho bạn gỗ lũa là gì rồi đúng không? Đây là một loại gỗ quý, tự nhiên, nó không chỉ có giá trị kinh tế mà còn đem đến những giá trị về nghệ thuật rất đặc biệt.

Đánh giá bài viết