Những nguyên tắc khi đi đường dây điện nổi trong nhà

Trong quá trình xây dựng nhà cửa việc đi đường dây điện khiến nhiều người đau đầu vì không biết nên đi nổi hay đi âm. Đi nổi thì sẽ thuận tiện trong việc sửa chữa và lắp đặt nhưng không đảm bảo được tính thẩm mỹ, còn đi đường điện âm thì ngược lại. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho các bạn cách đi đường dây điện nổi trong nhà. Đừng bỏ lỡ nhé!

Ưu, nhược điểm trong cách đi đường dây điện nổi

Từ trước tới nay mỗi hộ gia đình khi xây nhà, các công trình đều luôn được tư vấn đi dây điện ngầm trong tường bằng cách ống gen, ống dẫn. Với phương thức này tính thẩm mỹ cao, khá an toàn. Tuy nhiên tốn kém chi phí và khó sửa chữa thay thế khi có vấn đề. Hiện nay đi dây điện nổi trong nhà đang là xu hướng mới của thiết kế xây dựng. Cùng tìm hiểu về những ưu, nhược điểm khi đi dây điện nổi trong nhà.

  • Ưu điểm

 Việc đi đường dây điện nổi trong nhà sẽ khiến bạn tiết kiệm được chi phí hơn so với cách đi dây ngầm. Chính vì thế mà bạn có thể dễ dàng nâng cấp và sửa chữa hệ thống điện vì bạn có thể trực tiếp nhìn thấy và sờ thấy.

Bạn có thể đi thêm các đường dây điện cho thuận tiện và phù hợp với nhu cầu của mình đồng thời thì bạn cũng có thể loại bỏ các đường dây nếu như bạn cảm thấy chúng không cần thiết.

Thêm một ưu điểm khi bạn đi đường dây điện nổi trong nhà đó chính là không cần có sơ đồ thiết kế mạch điện trong nhà trước khi sử dụng, bạn chỉ cần cảm thấy tiện lợi và phù hợp là có thể tiến hành mắc dây điện

  • Nhược điểm

Bạn  phải là người biết cách đi dây điện nếu bạn không muốn đường dây điện nổi nhà mình quá lằng nhằng và rắc rối, nó sẽ làm giảm đi tính thẩm mỹ trong không gian nhà của bạn. Ngoài ra nó còn hạn chế việc sử dụng không gian cũng như việc sắp xếp đồ đạc vì vướng các đường dây điện

Tuy không ai muốn nhưng phải nhắc để các bạn lưu ý đó là việc đi đường dây điện nổi có nhiều khả năng bị chập điện và cháy nhà hơn.

Những nguyên tắc khi đi đường dây điện nổi trong nhà

  • Đi dây điện nổi phải cách nền nhà ít nhất 2 mét

Tại sao lại là 2 mét mà không phải là con số nào khác? Việc cách 2m để dây điện không vướng víu hay làm cản trở sinh hoạt hàng của mọi người trong gia đình. Ngoài ra nếu thấp hơn thì có trẻ con hoặc trường hợp sự cố gì đó sẽ gây nguy hiểm. Đường dây điện nổi đảm bảo cố định chắc chắn, tránh xa tầm với.

  • Không lắp đặt đường dây điện ở những nơi ẩm thấp hay gần đường ống nước

Nếu bố trí gần nhà bếp, nhà tắm… khi bố trí gần những nơi như thế sẽ rất dễ gây rò rỉ điện, cháy chập gây nguy hiểm cho người sử dụng.

  • Tuyệt đối không đấu tắt dây điện trong ống gen

Nếu làm như thế, dưới tác động của môi trường, nhiệt độ, tại mối đấu nối này lâu ngày có thể bị mài mòn, oxy hóa gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống điện trong nhà. Đã có không ít trường hợp cháy nhà do tại các mối đấu nối này phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ.

  • Nên bọc dây điện trong các vật liệu chống cháy rồi gắn cố định lên tường hoặc trần nhà

Nếu có thể bố trí theo cách này sẽ vừa đảm bảo tính an toàn lại vừa có thẩm mỹ cho không gian sử dụng. Bạn cũng cần lưu ý tính toán đường kính ống nhựa sao cho phù hợp với số lượng dây để tránh tình trạng bung ống hay vỡ ống.

Với những lưu ý tintucxaydung cung cấp cho bạn. Hy vọng bạn đã trang bị cho mình cách đi đường dây điện nổi trong nhà an toàn và tiện lợi.

Đánh giá bài viết