Chiều cao trần nhà cao bao nhiêu là hợp lý?

Chiều cao trần nhà là 1 yếu tố cần tính toán rõ ràng để đạt được hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất. Ở mỗi điều kiện xây dụng cụ thể, ngôi nhà sẽ có trần nhà với độ cao khác nhau. Vậy thì trần nhà cao bao nhiêu là hợp lý nhất? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Chiều cao trần nhà là gì?

chieu-cao-tran-nha

Chiều cao trần nhà chính là khoảng cách từ mặt sàn của tầng này đến mặt sàn của tầng trên. Tùy vào nhu cầu sử dụng cũng như điều kiện thực tế mà chiều cao trần của mỗi ngôi nhà, mỗi tầng nhà sẽ có sự khác nhau. Ví dụ như nhà thổ cư mặt phố hiện tại sẽ có trần nhà cao khoảng 3,5m. Còn căn hộ chung cư sẽ có chiều cao trần ở khoảng dưới 3m. Hoặc có thể gia chủ thích không gian ấm áp, gần gủi thì sẽ lựa chọn làm trần nhà thấp 1 chút. Ngược lại, trần nhà cao, rộng sẽ giúp bạn có 1 không gian rộng mở, thoáng đãng.

Vậy độ cao trần nhà lý tưởng như thế nào?

chieu-cao-tran-nha-1

Thực tế thì độ cao của trần nhà đã được quy định rõ ràng, đặc biệt là ở các khu dân cư đông đúc như thành phố lớn chứ không phải muốn cao bao nhiêu cũng được. Theo quy định pháp luật thì chiều cao trần nhà hợp lý là:

  • Độ cao tối đa tính từ mặt sàn này lên mặt sàn mái khác là 3m.
  • Ngoại trừ tầng 1 thì độ cao trần của các tầng trên tối đa là 3,5m.
  • Độ cao tính từ vỉa hè đến mặt dưới ban công không quá 3,5m.
  • Độ cao tối đa của sàn là 3,8m . Trong đó: đường lộ giới dưới 3,5m thì không được làm tầng lửng; sàn cao tối đa 5,8m thì có thể làm được tầng lửng.

Ngoài ra, chiều cao trần nhà còn phụ thuộc vào số bậc cầu thang trong bản thiết kế thông thường là: 13, 17, 21 và 15 bậc. Tất nhiên, số bậc càng nhiều thì chiều cao của trần nhà càng tăng. Số bậc thang nhiều hay ít phụ thuộc và ngôi nhà rộng hay hẹp. Nếu ngôi nhà hẹp thì số bậc cầu thang ít nên trần nhà sẽ cao khoảng 3- 3,25m là hợp lý. Còn nếu nhà rộng rãi khoảng hơn 4,5m thì nên xây trần nhà cao khoảng 3,2- 3,4m cho đẹp.

Thiết kế chiều cao trần nhà cho từng phòng

tran-phong-khach-cao-rong

Ngoài việc xác định độ cao trần nhà chung cho từng tầng thì chúng ta còn có thể thay độ cao trần nhà cho từng căn phòng để không gian được hài hòa hơn.

Thông thường, phòng khách sẽ là không gian rộng, thoáng nhất là nơi sinh hoạt chung và noi tiếp đón khách khứa của gia đình. Nếu nhà bạn là nhà nhiều tầng thì có thể đặt phòng khách tại khoảng thông tầng để tạo cảm giác rộng rãi cho ngôi nhà. Chiều cao lý tưởng nhất của phòng khách ở vào khoảng 3,6- 5m cao hơn các phòng khác trong nhà và thậm chí có thể cao gấp đối (thông tầng).

Đối với phòng ngủ, phòng bếp ta cần tạo cảm giác ấm cúng, không nên quá trống trải nên thiết kế trần nhà cao khoảng 3- 3,3m là hợp lý. Chiều cao này không những giúp không gian hài hòa hơn mà còn giúp cho điều hòa hoạt động hiệu quả, tiết kiệm hơn.

Đối với khu vực đặc biệt như phòng thờ cần sự trang nghiêm thì có thể thấp hơn phòng khách nhưng không được thấp hơn các khu vực khác trong nhà. Còn như nơi để xe, WC, nhà kho thì có thể xây trần với chiều cao thấp hơn 1 chút khoảng 2,4- 2,7m.

Lựa chọn vật liệu để làm trần nhà

Nếu như trước kia, trần nhà chỉ đơn giản là 1 lớp vữa bao bọc bên ngoài bê tông rồi quét sơn hoặc trang trí hoa văn lên. Thì ngày nay, trần nhà được thiết kế với nhiều loại vật liệu đẹp hơn, lại có thể chống nóng, cách nhiệt tốt hơn như; trần gỗ, thạch cao, trần nhà bằng nhôm.

1. Trần nhà bằng thạch cao.

tran-thach-cao-1

Đây là loại vật liệu được dùng nhiều nhất để làm trần nhà hiện nay. Trần thạch cao không những tính thẩm mỹ cao mà giá thành lại phải chăng phù hợp với điều kiện kinh tế của các hộ gia đình nước ta. Trần thạch cao trọng lượng nhẹ, cách âm tốt, chống cháy, chống thấm dột tốt lại dễ tạo hình.

2. Trần nhà làm bằng gỗ.

tran-go

Nội thất gỗ sẽ mang lại sự ấm cúng và cảm giác sang trọng cho phòng khách nhà bạn. Trần nhà bằng gỗ sẽ giúp chúng ta cho đi những khuyết điểm như vết nứt, vết gờ trên trần nhà. Tuy nhiê, nhược điểm lớn nhất của loại vật liệu này là giá thành cao và có nguy cơ bị ẩm, mốc nên cần bảo dưỡng, bảo trì cẩn thận. Ngoài ra, khi sử dụng trần gỗ thì các đồ nội thất còn lại nên có màu sáng để căn phòng không bị tối.

3. Trần nhà làm bằng nhôm cao cấp.

tran-nhom

Ngoài thạch cao và gỗ thì nhôm cũng là 1 trong những loại vật liệu được ưu ái sử dụng làm trần nhà. Trần nhà bằng nhôm có thể tạo thành nhiều hình thù độc đáo, đa dạng. Hơn nữa trần tôn còn có khả năng cách nhiệt, chống nóng tốt cho ngôi nhà nên rất phù hợp với khí hậu nước ta.

Trên đây là những thông tin về cách xác định chiều cao trần nhà như thế nào cho hợp lý và các vật liệu làm trần nhà phổ biến hiện nay. Hy vọng có thể giúp ích được cho anh em trong quá trình thi công xây dựng sau này.

5/5 - (1 bình chọn)