Cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao

Nhiều người dân Việt Nam đã đổi đời nhờ trồng cây lấy gỗ, nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp gỗ. Đây là ngành công nghiệp mang lại nguồn lợi lớn. Vậy bạn đã biết những loại cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao hay chưa? Tintucxaydung.com sẽ giới thiệu cho bạn qua bài viết dưới đây.

Gỗ trầm hương

Gỗ trầm hương có tên khoa học là Aquilaria agallocha Roxb. Sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở vùng Đông Nam Á và đảo New Guinea. Ở Việt Nam cây phân bố dàn trải ở nhiều tỉnh như: Hà Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Quốc,…

Trầm hương là cây thân gỗ, có độ cao từ 15 – 30m, có khi cao tới 40m, đường kính 60cm. Vỏ cây có màu xám, vết nhăn dọc theo thân cây, thịt vỏ có màu trắng, cành non màu vàng và phủ lông mềm. Lá cây mỏng, hình bầu dục. Hoa mọc thành từng chùm, quả trầm hương dài 4cm, dày 2cm và thường chín vào tháng 6 – tháng 7. Gỗ trầm hương có mùi hương dịu nhẹ.

Chất lượng trầm tốt nhất khi cây đạt 30 năm tuổi thọ. Cây trầm hương rất quý hiểm bởi những công dụng mà nó mang lại. Trầm hương lấy gỗ làm đồ nội thất, nhựa trầm hương chiết xuất dùng trong y học, có thể sản xuất sợi bông, giấy đặc biệt, làm đồ trang sức,…

Cây gỗ sưa

Cây gỗ sưa có tên khoa học là Dalbergia tonkinensis Prain. Đây là loại cây ưa sáng, thích hợp trồng ở vùng đất có độ ẩm cao, dày, đất sâu. Phân bố chủ yếu ở rừng mưa nhiệt đới và rừng mưa nhiệt đới gió mùa như tại Việt Nam, Hải Nam – Trung Quốc.

Cây có chiều cao từ 6 – 12m, có thể cao tới 15m, đường kính từ 20 – 30cm, cây gỗ nhỡ. Vỏ cây màu vàng nâu hoặc xám. Hoa sưa có màu hồng hoặc trắng, thường nở vào tháng 2 – tháng 3.

Không giống với trầm hương, gỗ sưa trồng từ 10 – 20 năm có thể thu hoạch, khai thác. Chính vì thế mà nó xếp vào loại nhanh thu hoạch và cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao. Gỗ sưa thường được ứng dụng trong: Đồ nội thất, y học, đồ trang sức,…

Gỗ muồng đen

Cây muồng đen có tên khoa học là Cassia siamea Lamarck. Cây muồng đen có nguồn gốc sinh trưởng tại Đông Nam Á, Trung Quốc. Tại Việt Nam cây phân bố hầu khắp các tỉnh. Cây ưa sáng, phát triển trên các vùng đất giàu canxi, đất bồi tụ trung tính ẩm, màu mỡ

Cây muồng đen có thể cao từ 15 – 20m, đường kính 50 – 60cm. Thân hình trụ, vặn xoắn, vỏ màu xám nâu. Hoa muồng đen có màu vàng, thường nở vào tháng 7 đến tháng 12. Quả hình đậu, dẹt. Gỗ muồng đen rất tốt, chắc chắn, bền, nặng, không bị mối mọt xâm nhập, ít bị cong vênh, thường được sử dụng để làm đồ nội thất và gia dụng. Cây phát triển trong thời gian khá nhanh nên từ 7 – 10 năm có thể thu hoạch.

Cây gỗ ngọc am

Cây có tên khoa học là Cupressus funebris. Cây sống và phát triển tại các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Trùng Khánh của Trung Quốc. Ở Việt Nam cây phân bố ở Hà Giang và Lạng Sơn. Cây gỗ ngọc am có chiều cao từ 20 – 25m, đường kính gần 2m. Ngọc Am thường chỉ sinh trưởng ở độ cao từ 1000m nơi núi cao hiểm trở.

Gỗ ngọc am có độ cứng, màu vàng, mịn màng, có mùi hương. Ngọc am có hai loại là ngọc am vàng và ngọc am đỏ, trong đó ngọc am đỏ có mùi hương rất thơm. Gỗ ngọc am có nhiều tác dụng đối với con người trong sức khỏe, tâm linh, phong thủy,… Ngọc am cùng là loại cây được xếp vào những loại cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao.

Trên đây là những loại cây lấy gỗ mang lại giá trị kinh tế cao mà bạn có thể tham khảo để biết thêm thông tin.

Đánh giá bài viết