Cây gỗ nghiến

Hiện nay, các sản phẩm nội thất có nguyên liệu từ gỗ được người dân rất ưa chuộng. Sản phẩm từ gỗ có độ bền cao và mang tính thẩm mỹ. Ngoài những loại gỗ phổ biến như: Gỗ sồi, tần bì,… thì gỗ nghiến là cái tên khá mới mẻ trên thị trường đồ gỗ. Loại cây này có giá trị như thế nào? Chúng có những đặc điểm, tính chất gì? Cùng tìm hiểu với tintucxaydung.com nhé.

Tìm hiểu về gỗ nghiến

Cây gỗ nghiến sinh trưởng chủ yếu ở Việt Nam và Trung Quốc. Tại Việt Nam, cây gỗ nghiến phân bố chủ yếu tại vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình. Cây gỗ nghiến có tên khoa học là Burretiodendron hsienmu.

Cây gỗ nghiến có chiều cao từ 30 – 35m, đường kính 80 – 90cm. Cành cây non không có lông, hoa đơn tính, đài hình chuông, quả khô có 5 cạnh. Gỗ nghiến có màu nâu thẫm, hơi đen. Dác gỗ có màu sắc sáng hơn so với lõi gỗ.

Gỗ nghiến được phân loại vào nhóm IIA. Các loại gỗ nghiến chia theo từng vùng phân bố như: Gỗ nghiến Nhật, gỗ nghiến Trung, Gỗ nghiến Việt,… Thông thường, gỗ nghiến sẽ chia làm 2 loại đó là: Nghiến thường và nu nghiến.

Gỗ nghiến thuộc loại gỗ nặng, khối lượng có thể lên tới 1100kg/m3. Gỗ cứng, độ bền cao, dai, mềm dẻo, có tính cơ học, không bị ảnh hưởng bởi sự xâm nhập của mối mọt. Vân gỗ nghiến có những đường vân xoăn rất đẹp, tinh xảo. Nhờ đường vân đặc biệt nên mới tạo nên tính khác biệt của gỗ nghiến với những dòng gỗ khác.

Tuy nhiên, nếu chế biến gỗ nghiến thành những tấm ván mỏng, dưới sự tác động của nước và độ ẩm thì chúng rất dễ bị cong vênh hay nứt vỡ.

Ứng dụng của gỗ nghiến

Gỗ nghiến có những đặc tính rất phù hợp để ứng dụng trong đời sống. Ở những vùng cao, người dân tộc thiểu số thường sử dụng gỗ để làm kèo, vì, cột nhà, sàn nhà,… Tính năng của gỗ nghiến là bền, mềm dẻo, dai hơn rất nhiều loại gỗ khác nên khi làm sàn nhà, con người đi lại không xuất hiện tiếng kêu cót két.

Không chỉ dùng để làm nhà, gỗ nghiến còn được sản xuất thành giường ngủ cao cấp. Gỗ nghiến khá dễ dàng trong chạm trổ, điêu khắc, những người thợ mộc sẽ mang đến một chiếc giường chất lượng, đẹp mắt, tinh tế, là điểm nhấn cho căn phòng của bạn. Nhờ kết cấu bền vững, giường bằng gỗ nghiến như một biểu tượng hạnh phúc cho những cặp vợ chồng.

Ngoài sản xuất giường, gỗ nghiến còn được sử dụng để làm nội thất, đồ gia dụng trong gia đình như: Tủ quần áo, bàn ghế, kệ tivi, thớt, tượng thần tài, lục bình, tượng cóc ngậm tiền,… Những sản phẩm đắt giá như bàn ghế làm từ gỗ nghiến có giá trị lên tới hàng trăm triệu đồng.

Gỗ nghiến đã hóa thạch trở thành ngọc nghiến. Nó được tạo ra từ phần bỉu nghiến, chồi nghiến hay những khuyết tật của cây nghiến do người đi rừng chặt phải, do sét đánh, sâu bệnh xâm nhập,… Những nghệ nhân sẽ dùng ngọc nghiến để tạo ra những bức tượng trang trí, phong thủy hay đồ trang trí trong nhà rất đẹp và giá trị.

Gỗ nghiến ngày càng được nhiều người biết tới nhờ tính năng và những ứng dụng của nó. Chính vì vậy, giá trị ngày càng tăng lên. Nắm bắt nhu cầu của khách hàng, nhiều cơ sở đã làm giả các sản phẩm không phải từ gỗ nghiến nhằm chuộc lợi cá nhân. Hãy là một khách hàng thông thái, nắm bắt cách phân biệt gỗ nghiến giả, thật, cẩn trọng, kiểm tra kỹ khi mua hàng. Hoặc có thể tìm đến những thương hiệu uy tín để mua những sản phẩm chất lượng.

Hãy vận dụng những kiến thức về gỗ nghiến mà tintucxaydung.com chia sẻ để chọn mua những sản phẩm tốt nhất.

2/5 - (10 bình chọn)