Cách tính độ dốc trong xây dựng, cách tính độ dốc mái ngói

Hiện nay, có nhiều gia chủ vẫn còn chưa biết về độ dốc mái ngói phù hợp để nhà không xảy ra tình trạng ứ đọng nước gây ảnh hưởng đến mái nhà. Và cách tính độ dốc trong xây dựng, cách tính độ dốc mái ngói như thế nào? Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của tintucxaydung.com.

Trước khi xây dựng công trình, bạn cần tính toán kĩ độ dốc của mái ngói. Lý do cần phải tính đoán cẩn trọng bởi bạn sẽ tránh được tình trạng hư hỏng mái và mái sẽ thoát nước nhanh chóng, bền theo thời gian.

Thế nào là mái dốc và độ dốc mái ngói là bao nhiêu?

Mái dốc là mái có độ dốc nhỏ hơn 8%. Mái càng có độ dốc lớn thì khả năng thoát nước sẽ càng nhanh. Tuy nhiên khi thiết kế mái có độ dốc lớn, chi phí vật liệu sẽ tốn kém hơn rất nhiều. Ngoài ra, độ dốc của mái còn phụ thuộc vào chất liệu của mái.

Độ dốc mái ngói tiêu chuẩn là:

– Với mái ngối mày và mái ngói xi măng thì độ dốc của mái khoảng 45 – 75%

– Với ngói mấu sẽ có độ dốc từ 35 – 60 độ (tức khoảng 70 – 200%)

– Với ngói máng sẽ có độ dốc khoảng 40% (25 độ).

Công thức tính độ dốc trong xây dựng

Với phương pháp truyền thống công thức tính độ dốc mái nhà là: M = h/L

Cụ thể: M là độ dốc mái

H: Chiều cao ngôi nhà

L: Chiều dài ngôi nhà

Cách tính độ dốc mái nhà bạn nên biết đó là:

– Phân biệt độ dốc mái thì tính theo % còn góc dốc thì tính bằng độ

– Độ dốc 100% ứng với góc 45 độ chứ không phải 90 độ như một số người vẫn tưởng

Cách tính độ dốc trong xây dựng:

– Độ dốc i

Công thức: i% = H/L x 100% = arctan ()

– Độ dốc m (độ dốc dành cho mái ngói)

Công thức tính theo phương pháp truyền thống: M = h/2L

Một số tiêu chuẩn cụ thể khi tính độ dốc mái nhà:

– Với độ dốc 40 % thì tương ứng với góc 25 độ và chỉ dành cho ngói âm dương

– Với độ dốc khoảng 35 độ, 60 độ thì xét với ngói ta, ngói mũi, ngói dẹt, ngói vảy rồng,…

– Với mái ngói sẽ có độ dốc cao hơn so với mái tôn.

Ngoài cách tính trên, bạn có thể tham khảo cách tính độ dốc theo phần trăm

Cách tính độ dốc theo phần trăm có thể lấy ví dụ như sau:

– Độ dốc i = 75%

Khẩu độ mái nhà có chiều rộng là 8m, chiều cao tới đỉnh mái là 3m thì độ dốc sẽ là:

I% = ¾ x 100% = 75%

Một số lưu ý khi tính độ dốc mái nhà

Một số chú ý khi thực hiện cách tính độ dốc mà bạn cần biết đó là:

– Lưu lượng mưa trung bình mỗi năm tại nơi bạn số là cao hay thấp

–  Bạn lựa chọn mái ngói nào để lợp cho công trình của mình? Nó ra sao? Có sóng cao hay sóng thấp. Từ đó mới có thể tính độ dốc mái nhà một cách chuẩn xác, không xảy ra tình trạng đọng nước, dột nhà và đảm bảo an toàn cho người sử dụng công trình.

– Kết cấu quan trọng và tính thẩm mỹ cũng quan trọng không kém. Độ dốc phù hợp phải đi liền với thẩm mỹ và nó không được ảnh hưởng tới kết cấu của ngôi nhà.

– Ngoài tính độ dốc hãy tính chiều dài mái nhà để khi trời mưa, mái nhà sẽ thoát nước một cách dễ dàng nhất.

Trên đây là cách tính độ dốc trong xây dựng, cách tính độ dốc mái ngói thường sử dụng trong xây dựng. Bạn hãy tham khảo các cách tính trên để có thiết kế, thi công nhà đẹp, phù hợp và ứng dụng an toàn nhé.

Đánh giá bài viết