Phương pháp tính diện tích mái ngói truyền thống

Mái nhà lợp ngói là kiến trúc xuất hiện lâu đời và vẫn được sử dụng cho tới tận ngày nay. Do chất liệu khác nhau, thiết kế khác nhau nên cách tính diện tích mái ngói cũng sẽ khác so với mái bằng. Sau đây, tintucxaydung.com sẽ gửi tới anh em 2 cách tính diện tích mái ngói nhanh chóng, chính xác nhất.

Công dụng của việc tính diện tích mái ngói

mai-ngoi-dat-nung

Tại sao cần tính diện tích mái ngói truyền thống? Việc này có 3 tác dụng chính sau đây:

1. Tính diện tích để tính tiền công

Hiện nay, thay vì thanh toán tiền xây dựng theo ngày công thì người ta đã áp dụng cách tính nhanh chóng, chính xác hơn: tính tiền dựa trên diện tích xây dựng. Và phần mái ngói hiển nhiên cũng nằm trong số diện tích xây dựng đó nên cần tính được diện tích của mái ngói để quy đổi thành nhân công cụ thể.

2. Tình diện tích để chuẩn bị nguyên vật liệu xây dựng

Ví dụ như nếu bạn sử dụng ngói đất nung Đồng Nai để lợp mái, mỗi viên ngói sẽ có kích thước là 334 x 210x 11 mm thì chúng ta sẽ cần 22 viên ngói loại này để lợp 1 m2 mái. Tính ra diện tích mái ngói sẽ giúp bạn ước tính được số ngói cần dùng.

3. Tính diện tích để điều chỉnh thiết kế

Phần mái ngói cần được nâng đỡ bởi bộ phận dầm, giằng vỉ kèo để bảo đảm an toàn cho công trình. Tùy vào từng vật liệu nặng như: ngói đất dung đến nhẹ như tấm tôn các thiết kế sư sẽ điều chỉnh thiết kế bộ phần nâng đỡ so cho phù hợp.

Các phương pháp tính diện tích mái ngói truyền thống

Để cách tính diện tích mái ngói truyền thống là bao nhiêu, chúng ta có thể áp dụng 2 cách tính sau:

1. Cách tính diện tích mái ngói truyền thống

Thông thường, mỗi mái ngói truyền thống sẽ có hình chữ nhật, vì thế để tính được diện tích của mái, ta cần biết được chiều dài 2 cạnh: dài và rộng của mái ngói.

Đầu tiên, chúng ta cùng đi tìm số đo của chiều rộng mài. Để tính được chiều rộng của mái ngói truyền thống, chúng ta sẽ áp dụng công thức tính tam giác vuông:

cong-thuc-tinh-dien-tich-tam-giac-vuong

Trong đó:

a: là chiều dài cạnh huyền BD- chính là chiều rộng của mái ngói ( kéo từ đỉnh mái cho đến dìa mái)

h: là chiều cao của tam giác vuông, đường thẳng nối vuông góc từ đỉnh C tới cạnh huyền BD.

CB và CD là 2 cạnh góc vuông. Trong đó, CD là chiều dài tính từ phần đỉnh mái đến mép mái, và CB là chiều cao tính từ mặt tường bằng đến đỉnh mái ( có thể tính bằng cách lấy chiều cao đo từ mặt sàn đến đỉnh trừ đi chiều cao của tường nhà).

Từ công thức trên, ta có thể rút ra công thức tính trực tiếp độ dài của cạnh huyền tam giác vuông bằng:

cong-thuc-tinh-chieu-dai-canh-huyen

Sau khi thu được kết quả của phép tính, chúng ta sẽ căn bậc 2 xuống và thu được chiều rộng của mái ngói.

Tiếp theo là tìm chiều dài của mái ngói. Việc này khá đơn giản vì đó thông thường chính là chiều dài của ngôi nhà. Thông thường mái ngói truyền thông thì sẽ chỉ đua ra 2 phần trước và sau của ngôi nhà, nhưng nếu bạn muốn làm kiểu mái thái thì có thể cộng thêm nó vào chiều dài của mái.

Sau khi đã tìm được số đo 2 chiều dài và rộng của mái ngói chúng ta chỉ cần nhân 2 kết quả lại với nhau sẽ ra được diện tích mái ngói.

Lưu ý: vì mái ngói truyền thông sẽ có 2 mái trước sau bằng nhau nên sau khi tính được diện tích 1 mái, chúng ta cần nhân đôi lên để được tổng diện tích mái ngói cho ngôi nhà.

2. Cách tính diện tích mái ngói theo diện tích sàn

mai-ngoi-dat-nung-dep

Phần 1 là cách tính diện tích ngói đơn giản mà những người ngoài nghề như chúng ta có thể áp dụng. Còn đối với những chủ thầu, những người trong nghề kinh nghiệm dày dặn thì họ sẽ áp dụng 1 cách tính khác đó là- dựa vào diện tích mặt sàn.

Cách tính này sẽ thay đổi dựa trên loại hình mái mà chúng ta áp dụng. Cụ thể, nếu như bạn lợp ngói và làm trần giả bên dưới thì sẽ tính 100% diện tích mặt sàn chéo theo mái nhà. Còn nếu bạn đổ sàn bê tông thì diện tích mái ngói sẽ bằng 150%- 175% diện tích mặt sàn chéo theo mái. Đối với mái ngói có trần làm từ thạch cao  thì diện tích mái sẽ bằng 125% diện tích mặt sàn.

Trên đây là 2 cách tính diện tích mái ngói đơn giản mà bạn có thể sử dụng. Hy vọng các công thức này có thể hỗ trợ bạn trong quá trình chuẩn bị và thi công xây dựng tốt hơn.

Đánh giá bài viết