Các phương pháp khảo sát địa chất công trình

Với những công trình xây dựng trên 3 tầng và có diện tích lớn trên 200m2 thì nên khảo sát công trình trước khi thi công. Việc khảo sát giúp nhà thầu thi công, chủ công trình, kiến trúc sư hiểu rõ về kết cấu đất để có sự tính toán xây dựng móng và chọn lựa cách thức thi công phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp khảo sát địa chất công trình để bạn tham khảo.  

Khảo sát địa chất công trình là công tác nghiên cứu, đánh giá điều kiện địa chất công trình tại vị trí công trình được xây dựng với mục đích xác định cấu trúc nền đất, tính chất cơ lý của các lớp đất nền, điều kiện nước dưới đất và các tai biến địa chất để phục vụ cho quá trình quy hoạch, xử lý nền móng,…

Khảo sát địa chất công trình có các công tác chính là: Khoan, đào, xuyên tĩnh, xuyên động, địa vật lý, nén ngang, nén tĩnh, cắt cánh,…

Vì sao phải khảo sát địa chất công trình

Thông qua khảo sát địa chất công trình sẽ thu được các thông tin giúp:

– Môi trường và địa điểm dự định xây dựng công trình có phù hợp không?.

– Khảo sát địa chất giúp bộ phận thiết kế dễ dàng chọn lựa cách thức xây dựng móng cho công trình hợp lý và tiết kiệm chi phí.

– Dự đoán những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình thi công  và đề ra phương án giải quyết.

– Có thể đề xuất phương pháp xây dựng thích hợp.

– Xác định sự biến đổi của môi trường địa chất do hoạt động kinh tế, xã hội, sinh hoạt có ảnh hưởng tới công trình xây dựng và các công trình khác.

Các phương pháp khảo sát địa chất công trình

Tintucxaydung.com xin chia sẻ các phương pháp khảo sát địa chất công trình để bạn tham khảo đó là:

a.Giếng thăm dò

Đào giếng với đường kính 0.65 – 1m hay 1.0 x 1.2m. Có tối thiểu một vách thẳng đứng để lấy mẫu và đo độ cao các lớp đất. Khi thời tiết xảy ra mưa thì không đào giếng bởi nó sẽ ảnh hưởng tới sự chính xác của mẫu đất.

Sử dụng dụng cụ lấy mẫu đất bên trong giếng là một ống kim loại có chiều dài 10cm, có lưỡi vào một đầu để cắt vào trong đất. Sau khi lấy đủ đất thì dùng nút gỗ hoặc kim loại đóng chặt.

Trường hợp có nước ngầm thì lấy mẫu nước và đựng trong chai có nút kín, chặt. Với mẫu đất nhão thì đựng trong ống thủy tinh. Gửi các mẫu về phòng thí nghiệm để nghiên cứu.

b.Phương pháp xuyên

Quá trình thăm dò được thực hiện bằng phương pháp đóng mũi xuyên xuống đất (xuyên động hoặc xuyên tĩnh). Quá trình được tiến hành là đóng cần xuyên với mũi xuyên hình côn xuống đất.

Sử dụng phương pháp sẽ giúp đơn vị thi công biết được kết cấu các lớp đất, đo được độ chặt và độ ẩm.

Mặc dù phương pháp mang lại độ chính xác cao, thế nhưng chi phí khá cao nên hiện nay vẫn chưa được sử dụng nhiều.

c.Phương pháp khoan

Khoan lỗ thăm dò sử dụng máy khoan hoặc máy rung. Đường kính của lỗ khoan từ 100 – 325mm. Khi cho mũi khoan vào lòng đất, có các rãnh xoắn, khi lấy lên, mẫu đất thăm dò thể hiện hình trụ lỗ khoan.

Khi nào thì tiến hành khảo sát địa chất công trình?

Tiến hành khảo sát địa chất công trình trước khi đi vào thiết kế nền móng cho công trình. Khảo sát địa chất công trình rất cần thiết, nó đóng vai trò quan trọng trước khi tiến hành thi công công trình. Có khảo sát địa chất mới biết được điều kiện địa chất ở khu vực đó như thế nào.

Với những thông tin trên hy vọng bạn đã biết thế nào là khảo sát địa chất công trình và các phương pháp khảo sát địa chất công trình được sử dụng.

Đánh giá bài viết