Bê tông cốt sợi (FRC) là gì? Tính chất của bê tông cốt sợi

Bê tông cốt sợi có nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với bê tông thường. Cụ thể như: Cường độ chịu kéo, độ mài mòn, khả năng chống va đập cao,… Nhờ những tính năng nổi bật trên nên bê tông cốt sợi FRC thường được ứng dụng rộng rãi trong các công trình như cầu đường hay cầu cảng. Bài viết dưới đây của tintucxaydung sẽ giới thiệu tới bạn sản phẩm và tính chất của bê tông cột sợi. Cùng tìm hiểu nhé.

Bê tông cốt sợi là gì?

Bê tông cột sợi FRC là sự hòa trộn giữa bê tông và sợi chịu lực như: Các loại sợi thép, sợi thủy tinh, sợi carbon, sợi amiang. Mỗi loại sợi có chứa tính chất khác nhau.

Có 3 loại sợi chính đó là: Sợi thép, sợi polypropylene và sợi bazan.

Cốt sợi polypropylene

Độ sụt và khối lượng thể tích của hỗn hợp cốt sợi polypropylene sẽ giảm xuống khi hàm lượng của sợi tổng hợp tăng lên. Hàm lượng sợi có ảnh hưởng lớn nhất trong tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới tính chất của polypropylene.

Cốt sợi thép

Hàm lượng sợi thép hầu như không có ảnh hưởng tới khối lượng thể tích hỗn hợp sợi thép. Thông thường, hỗn hợp bê tông sẽ có tính công tác cao. Thế nhưng khi đưa sợi thép vào thì tính công tác của hỗn hợp này sẽ giảm đi đáng kể. Khi hàm lượng sợi thép tăng lên thì hỗn hợp cốt sợi thép sẽ tăng lên.

Cốt sợi bazan

Khi tăng hàm lượng sợi bazan từ khoảng 1 đến 4% thì độ sụt và khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông tươi cốt sợi bazan đều sẽ giảm xuống.

Tính chất của bê tông cốt sợi

Cường độ chịu nén của bê tông cốt sợi

Cường độ chịu nén của bê tông cốt sợi polypropylene phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng sợi tổng hợp và tỷ lệ C/ (C+Đ). Khi hàm lượng sợi và tỷ lệ C/(C+Đ) tăng lên thì cường độ chịu nén của bê tông cốt sợi polypropylene sẽ giảm xuống.

Cường độ chịu nén của bê tông cốt sợi thép cao hơn so với bê tông thông thường. Cường độ chịu nén tăng khi sợi thép tăng từ 60 lên 120kg/m3.

Cường độ chịu nén của bê tông cốt sợi bazan giảm khi hàm lượng sợi bazan tăng từ 1 – 4%. Cường độ chịu nén của bê tông cốt sợi bazan tăng khi hàm lượng xi măng tăng từ 400 lên 500kg/cm3.

Cường độ chịu kéo của bê tông cốt sợi

Hàm lượng sợi tổng hợp tăng khoảng 0 – 2% và hàm lượng xi măng tăng từ 350 lên 400kg thì cường độ chịu kéo của bê tông cốt sợi polypropylene tăng lên.

Khi hàm lượng sợi thép tăng thì cường độ chịu kéo của bê tông cốt sợi thép tăng. Sự chênh lệch cường độ chịu kéo của mẫu cốt sợi thép và thông thường khá lớn.

Cường độ chịu kéo của bê tông cường độ cao không dùng sợi bazan là 87daN/cm2. Cường độ chịu kéo tăng 90 và 91 daN/cm2 khi dùng 1% và 2% sợi bazan. Cường độ chịu kéo giảm còn 89 và 86 daN/cm2 khi dùng 3 và 4% sợi bazan.

Cường độ chịu uốn của bê tông cốt sợi

Cường độ chịu uốn của bê tông cốt sợi polypropylene tăng khi hàm lượng cốt sợi tổng hợp tăng từ 0 – 2%. Hàm lượng sợi xi măng tăng từ 350 – 400kg.

Hàm lượng sợi thép tăng 60, 80, 100, 120kg/m3 thì cường độ chịu uốn tăng 43,4; 44,2; 52 daN/cm2 so với cường độ chịu uốn là 25daN/cm2.

Cường độ chịu uốn tăng không quá nhiều khi tăng hàm lượng sợi bazan 1% và 2%. Cường độ chịu uốn giảm xuống khi dùng 3 và 4% sợi bazan.

Khả năng chống va đập

Nếu hàm lượng sợi tăng lên thì vết nứt và làm mẫu bị phá hoại tăng lên. Nếu dùng 4% sợi bazan thì khả năng chống va đập tăng lên rất nhiều so với bê tông thông thường không dùng cốt sợi.

Trên đây là những thông tin về bê tông cốt sợi là gì và tính chất của bê tông cốt sợi để bạn tham khảo. Hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích.

5/5 - (1 bình chọn)