Bản vẽ bố trí thép sàn là gì? Cách bố trí thép sàn 2 lớp đạt chuẩn

Để quá trình thi công xây dựng, nhà thiết kế, kiến trúc sư, nhà thầu thi công, chủ công trình cần đọc hiểu được bản vẽ xây dựng, trong đó có bản vẽ bố trí thép sàn. Vậy bản vẽ bố trí thép sàn là gì? Cách bố trí thép sàn như thế nào? Thấu hiểu được những thắc mắc của bạn, tintucxaydung.com sẽ giải đáp những câu hỏi đó qua bài viết dưới đây.

Bản vẽ bố trí thép sàn là gì?

Bản vẽ bố trí thép sàn là bản vẽ thể hiện sự sắp xếp của lớp sàn thép trong một công trình xây dựng. Trong mỗi bản vẽ sẽ biểu thị: Diện tích sàn, mật độ thép trên 1m2, số lớp thép, độ dày của sàn thép,… Các thông số đó thích hợp với từng công trình và phải đảm bảo độ an toàn và độ bền công công trình xây dựng.

Bản vẽ bố trí thép sàn có chức năng như một tài liệu, dựa vào đó người thi công công trình sẽ dễ dàng tiến hành thi công và gia chủ cũng thuận tiện trong theo dõi công trình có thực hiện đúng tiến độ hay không.

Cách bố trí thép sàn 2 lớp đạt chuẩn

Các kiến trúc sư cho biết, thép sàn được bố trí bằng 2 lớp, lớp thép trên chịu mô mem dương còn lớp thép dưới chịu mô mem âm.

Lớp thép trên có lớp thép mũ chịu mô mem âm cắt 1/4L cạnh ngắn, thép cấu tạo vuông góc với thép mũ và nằm dưới thép mũ.

Còn với lớp thép dưới, thép chịu lực được bố trí dọc theo phương cạnh ngắn, thép phân bố bố trí vuông góc với thép chịu lực dọc theo phương còn lại (cạnh dài).

Sau khi buộc xong thép lớp dưới thì thực hiện kê con kê, bảo vệ sàn bằng cách tạo lớp bê tông, nằm giữa 2 lớp thép được phân cách với nhau bằng chân chó nhằm đảm bảo chiều cao làm việc của sàn theo tính toán.

Cách bố trí thép sàn 2 lớp này thường sử dụng trong các công trình nhỏ, xây dựng nhà ở hoặc các công trình có nguồn kinh phí thấp.

Để quá trình thi công dễ dàng, thuận tiện và dễ kiểm soát khối lượng thì kiến trúc sư thường bố trí 2 lớp thép sàn chạy song song.

Một số lưu ý trong quá trình đan sắt móng nhà trước khi đổ bê tông

Quá trình đan sắt móng nhà trước khi đổ bê tông tại nước ta hầu như chưa được quan tâm. Lý do có thể vì chủ công trình không biết quy trình, kỹ thuật, không giám sát chặt quá trình thi công. Ngoài ra, có thể do bên thi công công trình thực hiện sơ sài, chưa đầy đủ các công đoạn.

Muốn có một ngôi nhà bền vững và chắc chắn, gia chủ hãy lưu ý những điều sau để có thể giám sát công trình của mình nhé.

Cục kê

Trong kỹ thuật xây dựng cục kê phải là cục bê tông M100 (XM + Cát) kèm theo dây kẽm để cố định cốt thép. Lưu ý không dùng đá 10 x 20mm để kê sàn, bởi khi đổ bê tông thì đá này dễ lệch vị trí và cốt thép có thể rơi xuống coffa. Có thể dùng đá hoa cương thay cục kê bê tông vì nó bằng phẳng, không dễ di chuyển như đá 10 x 20mm.

Đối với sàn sân thượng, sàn nhà vệ sinh, sàn mái thì việc kê thép rất quan trọng. Sàn này thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nước nên rất dễ bị ẩm, thấm nước nên cần giảm thiểu tối đa xuất hiện các vết nứt.

Chân chó

Chân chó có tên gọi khác là sắt kê mũ. Nó có tác dụng tạo nên lớp bê tông để bảo vệ sắt mũ chụp đúng như thiết kế và tạo nên khoảng hở giữa 2 lớp thép trên mũ và thép dưới sàn.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã nắm bắt được thế nào là bản vẽ bố trí thép sàn và cách bố trí thép sàn 2 lớp đạt chuẩn. Và nếu bạn đang xây dựng nhà ở hay công trình thì có thể áp dụng những kiến thức mà tintucxaydung.com chia sẻ để kiểm tra công trình.

Đánh giá bài viết