Gỗ cao su và Các kiểu ghép gỗ cao su

Gỗ cao su là dòng gỗ thường được ứng dụng trong sản xuất đồ nội thất. Đây là sự lựa chọn của nhiều gia đình bởi chất lượng gỗ và giá thành hợp lý. Cùng tintucxaydung.com tìm hiểu về gỗ cao su để biết công dụng và ưu, nhược điểm của nó nhé.

Giới thiệu về cây gỗ cao su

Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis, thuộc họ đại kịch, cây lấy gỗ. Cây phân bố chủ yếu ở Đồng Nai, Tây Nguyên, khu vực Đông Nam Bộ,… Chiều cao của cây khoảng 20m, nhựa mủ màu trắng hoặc vàng ở vỏ cây. Khoảng 5 – 6 năm thì cây có thể cho mủ. Nhựa mủ của cây cao su là nguyên liệu sản xuất ra găng tay y tế, lốp xe,….

Cây cao su được xem là nguồn nguyên liệu có thể khai thác bền vững, thân thiện với môi trường. Lấy gỗ cao su làm đồ nội thất giúp cải thiện hệ sinh thái rừng và góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Cây cao su được đánh giá là mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng.

gỗ cây cao su

Gỗ cao su là gỗ công nghiệp, có màu sắc sáng, độ dẻo dai và đàn hồi tốt. Khi khai thác hết mủ của gỗ cao su thì sau 20 – 40 năm có thể đốn hạ, thu hoạch. Gỗ cao su được sử dụng làm gỗ công nghiệp MFC, làm ván ép và đồ nội thất như: Bàn ghế, giường ngủ, tủ quần áo,…

Nhiều người có thắc mắc không biết tên tiếng anh của gỗ cao su là gì. Trong tiếng anh gỗ cao su có tên là rubber wood.

Ưu và nhược điểm của gỗ cao su

Ưu điểm:

– Nhờ tính đàn hồi mà gỗ cao su có độ dẻo dai, bền bỉ theo thời gian, có thể dễ dàng uốn cong mà không bị gãy.

– Thớ gỗ dày, ít co giãn và có màu sắc tươi sáng.

– Gỗ cao su cáo đường vân gợn sóng rất đẹp và có thể thiết kế, chế tác thành nhiều phong cách khác nhau.

Gỗ cao su đặc biệt không hút nước và không thấm nước. Đây là tính năng không phải loại gỗ nào cũng có được.

– Thân thiện với con người trong thời gian sử dụng. Chống lại các vật liệu dễ cháy, không bị ảnh hưởng bởi tàn thuốc lá, khi gặp cháy thì gỗ cao su cũng không thải ra các chất độc hại gây ảnh hưởn tới môi trường.

– Bởi vì gỗ cao su trồng trong thời gian khá dài mới cho thu hoạch nên có độ mềm mại và tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người dùng.

–  Giá thành gỗ phải chăng, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình và cao su là sự lựa chọn thông minh có thể thay thế dòng gỗ cao cấp.

Nhược điểm

– Bên cạnh những ưu điểm nổi trội thì gỗ cao su cũng có những nhược điểm như độ bền kém hơn và mềm hơn.

– Khổ rộng của gỗ cao su bé, thường nhỏ hơn 150mm. Chính vì thế, khi làm đồ nội thất cần ghép nhiều thân gỗ nên xuất hiện nhiều mối nối, có thể gây mất thẩm mỹ cho sản phẩm.

Các kiểu ghép gỗ cao su

Hiện nay có 3 kiểu ghép gỗ cao su đó là:

– Ghép gỗ song song: Ván gỗ được ghép từ nhiều thanh gỗ. Chúng có cùng chiều dài nhưng có thể không cùng chiều rộng.

– Ghép gỗ mặt: Hai đầu của thanh gỗ xẻ theo hình răng cưa rồi gắn lại với nhanh thành chiều dài bằng nhau. Gỗ được ghép song song tạo thành ván ghép.

– Ghép cạnh: Ở hai đầu các thanh gỗ ngắn được xẻ theo hình răng cưa rồi ghép lại với nhau với chiều dài bằng nhau. Tiến hành ghép song song với nhau.

Với giá thành phải chăng, chất lượng, thân thiện với môi trường thì gỗ cao su và các sản phẩm làm từ gỗ cao su sẽ rất phù hợp với nhiều gia đình. Bạn hãy tham khảo dòng gỗ này cho ngôi nhà của mình nhé.

Đánh giá bài viết