Tiêu chuẩn nghiệm thu vật liệu đầu vào
Quá trình nghiệm thu vật liệu đầu vào rất quan trọng và ảnh hưởng tới quá trình thi công xây dựng công trình và chất lượng của công trình sau này. Cần phải thực hiện nghiệm thu vật liệu đầu vào theo tiêu chuẩn và quy định. Vậy tiêu chuẩn nghiệm thu vật liệu đầu vào như thế nào? Hãy tìm hiểu cùng tintucxaydung.com nhé.
Công trình có đạt tiêu chuẩn và đảm bảo chất lượng hay không một phần dựa vào tiêu chuẩn nghiệm thu vật liệu đầu vào. Đây được xem là giai đoạn rất cần thiết và cực kỳ quan trọng.
Quy định về nghiệm thu vật liệu đầu vào
Theo Bộ xây dựng đã quy định mọi nguyên vật liệu trước khi đi vào thi công xây dựng đều phải trải qua quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt và chặt chẽ. Bởi thông qua kiểm tra mới biết được mức độ phù hợp của nguyên vật liệu với thiết kế đã qua kiểm duyệt. Bộ hồ sơ nghiệm thu vật liệu đầu vào bao gồm:
– Bảng liệt kê vật tư có kèm theo catalog, thông số kỹ thuật, thương hiệu, mẫu vật tư cụ thể. Sau khi tiến hành trình biên bản vật tư, chủ đầu tư và đơn vị tư vấn giám sát sẽ tiến hành phê duyệt vật tư và đối chiếu theo các điều khoản trong hợp đồng và phụ lục hợp đồng.
– Phiếu yêu cầu nghiệm thu vật liệu đầu vào.
– Biên bản nghiệm thu vật liệu trước khi đưa vào sử dụng.
– Các tài liệu đính kèm khác.
Tiêu chuẩn nghiệm thu vật liệu đầu vào
Dưới đây là tiêu chuẩn nghiệm thu từng loại nguyên vật liệu đầu vào và bạn có thể tham khảo các thông tin dưới đây:
Tiêu chuẩn về xi măng
Đối với vật liệu xi măng, thông thường sẽ áp dụng tiêu chuẩn TCVN 6260 – 1995. Dựa vào đó, mỗi lần nhập xi măng dưới 40 tấn thì phải lấy 2 mẫu tương ứng với 40kg để tiến hành làm thí nghiệm.
Yêu cầu khi lấy mẫu thử là các mẫu thử phải được lấy rải rác ở nhiều bao xi măng trong kho để đảm bảo được tính chính xác. Lấy 2 mẫu và chỉ thử nghiệm một mẫu còn với mẫu còn lại dùng để lưu và đối chứng khi cần. Mẫu lưu được giữ lại trong thời gian 60 ngày, nếu không xảy ra bất cứ khiếu nại hay vấn đề gì thì mẫu sẽ được hủy bỏ.
Tiêu chuẩn về thép xây dựng
Với thép xây dựng sẽ áp dụng tiêu chuẩn TCVN 1651:2008. Để kiểm tra đường kính cốt thép thì người ta sẽ tiến hành cân trọng lượng của thép. Cách thức thực hiện bằng cách cắt một đoạn thép dài 1m sau đó cân trọng lượng theo công thức dưới đây:
Đường kính thép = 0.43 x căn bậc 2 (Q) (mm)
Đối với quá trình lấy mẫu và thí nghiệm thép thì mỗi lần nhập thép xây dựng có trọng lượng dưới 40 tấn thì lấy 1 mẫu thép nhiều loại để kiểm tra. Mỗi loại lấy 3 thanh từ 0.5 – 0.8m. Các tiêu chí của quá trình thử thép là: Giới hạn chảy, giới hạn bền, đường kính thực đo, uốn nguội, độ giãn dài.
Tiêu chuẩn về cát xây dựng
Với cát xây dựng áp dụng tiêu chuẩn TCVN 7570: 2006. Với mỗi lần lấy cát có trọng lượng dưới 500 tấn thì sẽ lấy mẫu thử với khối lượng 100kg và lấy nhiều loại khác nhau, sau đó trộn đều lên và đóng gói. Tiến hành lập biên bản để thí nghiệm.
Tiêu chuẩn về gạch
Đối với gạch áp dụng tiêu chuẩn TCVN 1450:2009 và TCVN 1451-1998. Với mỗi lần nhập 50.000 viên gạch sẽ lấy 1 mẫu thử gồm 30 viên bất kỳ. Tiêu chí để tiến hành kiểm tra đó là cường độ nén, cường độ uốn, hình dạng, kích thước, khối lượng thể tích,…
Tiêu chuẩn về bê tông
Đối với bê tông dựa theo tiêu chuẩn TCVN 4453: 1995. Trước khi tiến hành thi công, bê tông lấy mẫu thử 3 viên ở cùng một chỗ dựa theo quy định TCVN 3105: 1995. Dựa vào từng khối lượng của bê tông sẽ được lấy như sau:
– Bê tông khối lớn: 500m3 lấy 1 tổ mẫu.
– Bê tông móng bệ máy: Khối lượng bê tông lớn hơn 50m3 thì lấy 1 tổ mẫu.
– Bê tông kết cấu khung cột, dầm, sàn: 20m3 lấy 1 tổ mẫu.
Tiêu chuẩn về vữa xây, trát
Đối với vữa xây, trát sẽ dựa theo tiêu chuẩn TCVN 3121-1993. Mỗi loại lấy 1 nhóm mẫu.
Trên đây là tất cả những thông tin hữu ích về tiêu chuẩn nghiệm thu vật liệu đầu vào mà tintucxaydung.com cung cấp tới bạn. Quá trình nghiệm thu vật liệu đầu vào rất cần thiết và quan trọng nên những người làm việc trong ngành này phải có sự hiểu biết đầy đủ.