Làm thế nào để hạn chế nứt tường trong xây dựng?

Khi xây dựng xong công trình thường xảy ra hiện tượng các bức tường bị nứt sau thời gian sử dụng. Vậy phải làm sau để hạn chế nứt tường trong xây dựng. Bài viết dưới đây của tintucxaydung sẽ chia sẻ cho bạn hạn chế tình trạng đó.

Nguyên nhân xảy ra tình trạng nứt tường trong xây dựng

Đặc điểm khí hậu

Đặc trưng của khí hậu Việt Nam là nóng ẩm. Và đây cũng là nguyên nhân khiến tình trạng nứt tường và nứt trần xảy ra. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do trong quá trình thi công sử dụng vật liệu kém đàn hồi khiến tường bị chuyển vị, co giãn do nhiệt độ và gây ra tác động mạnh lên tường khiến những vết nứt xuất hiện.

Do quá trình thi công chưa đúng kỹ thuật

Vết những vết nứt nhẹ có thể là do quá trình tô trát vữa, bả matit hoặc kháng kiềm hoặc lăn sơn không đúng kỹ thuật. Cụ thể:

– Tường bị khô nhưng thợ vẫn tiến hành trát

– Vữa trộn không đều có thể bị khô quá hoặc bị ướt quá.

– Vữa trát quá mỏng hoặc quá dày.

– Cát quá mịn.

– Mua gạch không đảm bảo chất lượng.

Cách hạn chế tình trạng nứt tường sau khi xây hiệu quả

Trước khi thi công công trình cẩn phải tiến hành khảo sát khu đất thật cẩn thận. Nhất là trong quá trình thi công phần móng phải đúng chuẩn kỹ thuật để không xảy ra tình trạng sụt lún. Khi nghiên cứu khu đất xong cần phải đưa ra giải pháp thích hợp.

Kế tiếp là kỹ lưỡng trong khâu chọn vật liệu. Vật liệu cần phải chất lượng, không chọn sản phẩm kém chất lượng.

Các cách ngăn chặn tình trạng nứt tường sau khi xây

Đảm bảo đúng kỹ thuật xây dựng

Đầu tiên, người thi công cần phải thi công đúng kỹ thuật xây tường, cụ thể: Thẳn, mạch vữa phải thật no và được miết cẩn thận, gọn gàng. Đồng thời, phải dùng xi măng, cát và gạch sao cho thật chuẩn.

Trước khi xây, gạch cần phải được tưới nước. Vữa xây cần có thời gian để kết dính và đông cứng để có thể kết các viên gạch lại với nhau và xây từ 1 viên đến nhiều viên và sau khi kết dính trở thành 1 bức tường to lớn và vững chãi. Nếu không tưới nước, gạch sẽ bị khô và hút nước từ hỗn hợp vữa xây. Đến lúc đó, sẽ xảy ra tình trạng vữa bị thiếu nước, dẫn đến quá trình đông cứng của vữa bị tác động và ảnh hưởng. Lúc này bề mặt tường sẽ xảy ra hiện tượng nứt.

Trong thời gian 4 – 5 ngày sau khi xây, người thi công cần tưới ẩm phần tường. Công đoạn này giúp cho tường không bị khô nhanh, tạo điều kiện cho gạch và  vữa có độ kết dính với nhau.

Sử dụng lưới ghép tường và cột

Hiện tượng xảy ra phổ biến nhất đó chính là vết nứt dọc giữa cột bê tông và tường gạch. Nguyên nhân xuất hiện tình trạng này là do việc kết dính giữa cột bê tông đã khô cùng với tường gạch không tốt. Cùng với đó là do trong quá trình thi công, thợ không quá chú tâm vào vị trí này.

Bạn có thể sử dụng tấm lưới thép ghép cột bê tông cùng tường lại. Nhờ đó việc dịch chuyển hoặc co giãn vì nhiệt sẽ ít xảy hơn. Và các vết nứt tường cũng được hạn chế.

Sử dụng sơn phủ có hệ số co giãn cao

Thêm một cách nữa gia chủ có thể áp dụng đó là sử dụng sơn phủ bề mặt hệ số co giãn lên đến 300%. Sơn này phù hợp cho cả ngoại và nội thất.

Điểm mạnh của sơn đó là khi sơn khô, người thi công có thể kéo giãn sơn rộng gấp 3 lần diện tích lúc ban đầu mà không xảy ra hiện tượng nứt hay gãy. Chưa dừng lại ở đó, sơn còn có thể chống chịu lại thời tiết vô cùng khắc nghiệt, nhất là trong mùa mưa kéo dài hay nắng gắt thì tình trạng bề mặt bị nứt cũng không xuất hiện.

Những thông tin kể trên đã chia sẻ cho bạn cách hạn chế nứt tường trong xây dựng. Hãy tham khảo và áp dụng nhé.

Đánh giá bài viết