Gỗ ghép thanh là gì? Thành phần cấu tạo của gỗ tự nhiên ghép thanh
Chắc hẳn không ít người khi nhắc tới gỗ ghép thanh sẽ rất băn khoăn không biết đây là loại gỗ gì? Tuy nhiên, bạn sẽ rất bất ngờ bởi loại gỗ này được sử dụng rất phổ biến để làm đồ nội thất trong gia đình như: Tủ, bàn, ghé, giường,…. Bài viết dưới đây của tintucxaydung.com sẽ giới thiệu tới bạn chi tiết hơn về sản phẩm này.
Tìm hiểu về gỗ tự nhiên ghép thanh
Gỗ ghép thanh là gì?
Gỗ ghép thanh tự nhiên là dòng ván gỗ trong quá trình sản xuất sẽ lắp ghép những thanh gỗ tự nhiên lại với nhau có sử dụng công nghệ hiện đại để tạo nên những tấm gỗ có kích thước lớn.
Trong quá trình sản xuất gỗ sẽ được tẩm sấy vô cùng nghiêm ngặt trên dây chuyền công nghệ để loại bỏ hầu hết mối mọt hay ẩm mốc. Sau đó những thanh gỗ này sẽ được bào, ghép, cưa, bào để tạo nên gỗ ghép thanh nguyên tấm.
Vùng nguyên liệu chính tạo nên gỗ ghép thanh đó là ở châu Âu, rồi tới châu Á, châu Mỹ. Nhật Bản là một trong những quốc gia sở hữu kỹ thuật và công nghệ sản xuất gỗ ép thanh cực đỉnh.
Hình thức ghép thanh
Gỗ ghép thanh có 2 loại đó là:
– Ghép song song: Tức là ghép những thanh gỗ có cùng kích thước với nhau rồi ghép nối song song.
– Ghép mặt: Ghép những thanh gỗ có kích thước và chiều dài ngắn hơn. Ở phần đầu của gỗ ghép sẽ xẻ thành hình răng cưa và sau đó sẽ ghép lại với nhau thành tấm gỗ lớn có chiều dài bằng nhau.
Thành phần cấu tạo của gỗ tự nhiên ghép thanh
Các loại gỗ tự nhiên tạo nên gỗ ghép thanh có thể là các loại cây gỗ công nghiệp ngắn ngày, hoặc gỗ nguyên sinh như: Gỗ thông, gỗ cao su, gỗ xoài, keo,…
Ở nước ta có diện tích trồng rừng vô cùng rộng lớn ở vùng Đông Nam Bộ. Chính vì vậy, gỗ ghép thanh từ cao su là phổ biến nhất.
Để có thể ghép các thanh gỗ lại với nhau thì cần sử dụng tới keo để tăng độ kết dính.
Quy trình sản xuất gỗ ghép thanh tự nhiên
Để có thể tạo ra gỗ ghép thanh tự nhiên thì cần trải qua các công đoạn sau:
– Đầu tiên, thu thập nguyên liệu cây gỗ tự nhiên. Sau khi thu mua xong thì đưa về xưởng và chia nhỏ gỗ theo đúng tiêu chuẩn.
– Thứ 2 đó là tiến hành tẩm thuốc cho các thanh gỗ tự nhiên. Tiến hành cưa rong phân thành những thanh gỗ tiêu chuẩn rồi mang đi tẩm sấy để chống lại sự phá hoại của mối mọt, ẩm mốc.
– Công đoạn thứ 3 đó chính là ghép gỗ. Sử dụng máy ép gỗ và ghép các thanh gỗ nhỏ lại với nhau thành một miếng gỗ có kích thước lớn. 4 cách ghép gỗ có thể sử dụng đó là: Ghép song song, ghép mặt, ghép cạnh, ghép giác.
– Công đoạn thứ 4 đó là tăng độ kết dính: Để có thể ghép các thanh gỗ lại với nhau cần sử dụng tới keo. Một số loại keo dính được sử dụng phổ biến đó là: UF, PF, PVAC,… Và dòng keo UF được dùng nhiều nhất.
– Công đoạn thứ 5 đó là chà bóng các thanh gỗ ghép. Sau khi ghép chặt các thanh gỗ với nhau và chờ keo khô thì tiến hành chà nhẵn bề mặt gỗ. Sử dụng máy chà nhám để chà nhẵn bề mặt.
– Công đoạn thứ 6 cũng là công đoạn cuối cùng. Tiến hành trang trí gỗ và hoàn thành. Để làm nên một tấm gỗ ghép thanh hoàn chỉnh thì cần phải trang trí bằng cách phủ veneer hoặc phun sơn để làm cho sản phẩm có tính thẩm mỹ.
Trên đây là những thông tin về gỗ ghép thanh do tintucxaydung chia sẻ. Hy vọng bạn đã biết nguồn gốc xuất xứ và cách sản xuất ra loại gỗ này.