Giác móng nhà là gì? Hướng dẫn chi tiết cách giác móng nhà
Giác móng nhà rất quan trọng trong quá trình thi công. Nếu để xảy ra sai sót trong quá trình này thì nó có thể ảnh hưởng tới toàn bộ cấu trúc của cả ngôi nhà. Là một người ngoài ngành thì bạn đã hiểu giác móng nhà là gì và cách giác móng nhà bạn đã biết hay chưa? Nếu chưa hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Tin tức xây dựng.
Giác móng nhà là gì?
Giác móng nhà là định vị các góc của ngồi nhà bằng các giải pháp kỹ thuật như sử dụng máy móc hoặc làm bằng phương pháp thủ công.
Lưu ý khi giác móng nhà thì người thi công cần chọn góc của ngôi nhà vuông vắn nhất nếu vị trí xây dựng ngôi nhà ở khu đất không được đẹp dể làm góc và bắt đầu giác móng.
Hướng dẫn cách giác móng nhà
Công tác chuẩn bị
– Cọc sắt đầu sơn đỏ: 4 đoạn
– Công nhân: 3 thợ
– Thước mét: 1 cái
– Dây dù hoặc dây cước: 1 cuộn.
Thao tác giác móng nhà
Xác định các trục của ngôi nhà
Giả sử điểm D là góc ô đất xây dựng và góc này là góc vuông. Người thi công muốn góc nhà đang xây dựng cách góc ô đất theo 2 phương x, y lần lượt là 925mm và 655mm. Như vậy, sẽ rất dễ dàng để có thể xác định điểm A là góc nhà.
Từ điểm A người thợ hãy sử dụng búa đóng 1 cọc sắt sơn đỏ. Sử dụng dây buộc vào đầu cọc và quay 2 cung tròn: Một cung dài 4m và 1 cung dài 3m.
Sau đó hãy xác định điểm C bởi cung tròn 4m và C phải cách mép tường rào 655mm.
Tiếp tục, người thợi cần đóng thêm 1 cọc sắt ở điểm C và buộc dây vào đầu cọc. Quay 1 cung tròn có bán kính là 5m. Giao điểm giữa cung tròn C bán kính 5m và cung tròn A có bán kính 3m là điểm B. Và cần đảm bảo AC = 4m, AB = 3m, BC = 5m. Dựa theo định lý pytago thì chúng ta sẽ có được tam giác ABC vuông góc tại điểm A. Và lần lượt xác định AB và AC sẽ là trục của ngôi nhà đang được xây dựng.
Lưu ý: Kích thước của 2 trục phải chuẩn chỉnh giống như trong bản vẽ. Kích thước của 2 đường chèo bắt buộc phải bằng nhau để đảm bảo độ chính xác trong quá trình thi công ngôi nhà và sau này ngôi nhà luôn đảm bảo được sự vuông vắn.
Xác định tim móng và tim cột
– Đầu tiên hãy vẽ kích thước đất đào móng bằng vôi
– Tiếp theo hãy thả dọi dể xác định được tim móng
– Kế tiếp đổ bê tông để lót móng
– Kiểm tra tim móng để xác định được tim cột
– Đặt thép móng và thép cột trùng với tim đã được xác định
– Cuối cùng hãy đổ bê tông cho móng của ngôi nhà.
Giác móng bằng máy móc
Bên cạnh giác móng bằng thủ công thì chúng ta có thể giác móng bằng máy móc. Với những ngôi nhà có diện tích nhỏ có thể sử dụng phương pháp giác móng thủ công. Còn nếu những ngôi nhà có diện tích lớn thì phải sử dụng phương pháp giác móng bằng máy móc.
– Bước 1: Sử dụng thiết kế từ chủ đầu tư
– Bước 2: Từ mốc gốc chuyền thêm một số mốc thứ cấp ra các vị trí thuận lợi cho đo đạc và bảo vệ mốc
– Bước 3: Sử dụng máy chuyền các địa điểm định vị trục, đảm bảo các điểm cách trục từ 5 – 10m. Và đảm bảo không bị mất khi đào đất và vận chuyển tập kết vật tư.
– Bước 4: Khi đào đất người thi công chỉ nên giác móng sơ bộ bằng cách rải vôi để máy đào. Sau khi đổ bê tông lót xong mới sử dụng máy để định vị lại, bật mực bê tông lót trước khi đặt thép.
Trên đây là thông tin về giác móng nhà là gì? Và hướng dẫn chi tiết cách giác móng nhà để bạn đọc tham khảo và áp dụng vào công trình của mình.