Cốt đai là gì? Cấu tạo và tác dụng của cốt đai

Trong xây dựng có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Một trong số đó chính là thuật ngữ cốt đai. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cốt đai là gì và cốt đai có tác dụng như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc này bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây của Tintucxaydung.

Cốt đai là gì?

Cốt đai trong xây dựng được hiểu là một dạng cốt thép có khả năng liên kết các khối cốt thép để chịu lực, cấu tạo chắc chắn thành khung và hứng chịu lực cắt, cốt đai có vai trò nâng đỡ và giúp cố định các vị trí với nhau, đồng thời làm hạn chế sai sót nở ngang khi tiến hành đổ bê tông.

Trong quá trình thi công xây dựng, chủ thầu luôn muốn mang đến những công trình bền vững và chắc chắn nhất. Vì vậy, cốt đai là bộ phận đóng vai trò rất quan trọng bởi chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của cột.

Cấu tạo của cốt đai

Căn cứ vào mục đích sử dụng để cấu tạo của cốt đai có thể là một nhánh, hai nhánh hoặc ba nhánh trở lên. Thông thường, đường kính của cốt đai được giới hạn trong khoảng 6mm đến 10mm. Cấu tạo chi tiết như sau:

  • Cốt đai thép chịu lực: tùy vào công trình mà sẽ được bố trí theo sự tính toán của người thi công, cốt đai thép chịu lực có đường kính dao động trong khoảng từ 10 – 32mm. Đối với các dự án lớn với dầm có b>=150mm thì phải có ít nhất 2 thanh cốt đai thép chịu lực để đảm bảo sự an toàn và vững chắc, còn đối các cộng trình thông thường chỉ cần sử dụng 1 thanh là đủ.
  • Cốt thép cấu tạo: có tác dụng để làm giá đỡ, giúp đảm bảo sự cân bằng và ổn định cho cốt đai được giữ nguyên vị trí. Cốt thép cấu tạo gánh chịu mọi tác động từ sự co lại của bê tông cũng như chịu mọi ảnh hưởng từ môi trường về nhiệt độ. Thông thường đường kính cấu tạo của cốt thép cấu tạo dao động từ 10 – 12mm. Khi chiều cao lớn hơn 700 mm thì phải đặt thêm cốt thép cấu tạo vào mặt bên để đảm bảo vững chắc và an toàn nhất.
  • Cốt đai: đây là bộ phận chính chịu tác động trực tiếp từ lực cắt. Cốt đai có đường kính dao động từ 6 – 8mm và chúng được buộc với cột dọc. Có tác dụng cố định và đảm bảo kiên cố các vị trí khác trong công trình.
  • Cốt thép xiên: thường được sử dụng để tăng cường khả năng chịu lực tốt nhất cho toàn bộ cốt thép trong trường hợp lực có cường độ tăng quá nhanh trong thời gian ngắn.

Tác dụng của cốt đai

Cốt đai là một bộ phận không thể thiếu trong các công trình xây dựng, chúng giúp cho quá trình thi công các cột được diễn ra suôn sẻ và chắc chắn hơn. Nếu cốt đai không được làm theo tiêu chuẩn kỹ thuật, không đạt yêu cầu thì toàn bộ công trình sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt, có thể gây mất an toàn trong khi thi công, hay làm tổn thất nhiều chi phí để khắc phục hậu quả.

Cốt đai còn có tác dụng đảm bảo cố định về vị trí cốt thép dọc khi tiến hành đổ bê tông. Ngoài ra, cốt đai sẽ phải chịu ứng lực do sự co ngót của xi măng gây ra hay chịu tác động do nhiệt độ của mộ trường. Đồng thời, nó còn giúp nâng cao khả năng chịu lực nén của bê tông và làm hạn chế tối đa tình trạng nở ngang khi chịu lực cắt tác động vào.

Cách bố trí cốt đai trong dầm

Đối với dầm thì thường thì cấu kiện bê tông sẽ đồng thời chịu nén, kéo, và lực cắt. Để có thể bố trí cốt đai trong dầm cần đáp ứng các điều kiện utt, umax, uct. Cùng với đó là đặt cốt đai dày hơn ở 1/4 nhịp từ gối và thưa hơn ở giữa nhịp. Khi chiều cao dầm h>=700 thì đơn vị thi công cần tiến hành đặt thêm cốt đai tăng cường cùng với cốt giá bổ sung thêm chống phình, chống co ngót, giữ ổn định cho khung cốt thép.

Vì sao cốt đai lại có móc?

Tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng của từng công trình thì cốt đai thường sở hữu những cái móc theo nhiều kiểu khác nhau. Vì sao cốt đai có móc bởi một số lý do sau:

  • Giúp giữ vững, tránh xô lệch giữa các điểm giao nhau và các khớp nối với nhau.
  • Tạo sự an toàn liên kết, đảm bảo tiêu chuẩn về độ rộng và chiều dài.
  • Cốt đai có móc nhằm làm tăng khả năng chống lại những chuyển động mạnh, giữ vững móc nối giữa các cốt thép, hạn chế tối đa tình trạng bong rớt tại các điểm giao nhau của cốt thép trong quá trình thi công.
  • Cốt đai có móc giúp khả năng chịu lực tốt hơn so với các cốt thép dầm thông thường.
  • Giúp cho quá trình đổ bê tông đạt được hiệu quả cao hơn, giữ được vị trí đỏi, không cho bê tông tác ta ngoài, làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng cột.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan về cốt đai. Hy vọng qua bài viết có thể giúp cho bạn nắm được cốt đai là gì? Cấu tạo của cốt đai? Tác dụng cốt đai là gì? Để từ đó vận dụng vào các công trình tương lai của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới nội dung này, bạn đọc hãy comment ở phần bình luận để được đội ngũ biên tập viên của Tintucxaydung trả lời trong thời gian sớm nhất.

Đánh giá bài viết