Thế nào là một chiếc mũ bảo hộ chất lượng
Mũ bảo hộ lao động là thiết bị bảo hộ lao động quan trọng nhằm bảo vệ phần đầu của người lao động tránh được các tác nhân từ bên ngoài trong quá trình làm việc. Nhờ tác dụng làm giảm va đập và hấp thụ chấn động do va đập nên đây là một trong những thiết bị bảo hộ cơ bản bắt buộc phải có với anh em công nhân kỹ sư.
Cấu tạo mũ bảo hộ lao động
Một mũ bảo hộ lao động được cấu tạo bởi 3 thành phần cơ bản.
Phần vỏ mũ
Vỏ mũ bảo hộ thường được chế tạo từ nhựa ABS, PP, PE, HDPE hay PVC. Giá thành mũ làm bằng vật liệu ABS thường có giá thành cao hơn cả do loại vật liệu này có đặc tính: Bền cơ học và khó cháy hơn những loại vật liệu khác.
Hai bên vành mũ bảo hộ thường có rãnh để lắp đặt các thiết bị bảo vệ khác như: Mặt nạ hàn, mặt nạ bảo hộ, chụp tai chống ồn. Xung quanh vành mũ có rãnh nhỏ để ngăn nước chảy vào cơ thể. Bên trong vỏ mũ có ghi các thông số về tiêu chuẩn sản xuất, hãng sản xuất, tháng – năm sản xuất.
Đai mũ
Bộ phận này gồm hệ thống từ 4 đến 6 đai mũ được làm từ vải sợi tổng hợp hoặc dây nhựa, mục đích để đảm bảo mũ ở trạng thái cân bằng trên đầu. Để điều chỉnh đai mũ cho ohuf hợp với kích thước đầu từng người, người ta thường thiết kế nút bấm hoặc nút vặn ở phía sau đầu.Để đảm bảo vệ sinh, bạn nên vệ sinh thường xuyên đai mũ. Khi phát hiện đai mũ có dấu hiệu hỏng nên thay thế bằng đai mũ khác.
Quai mũ
Quai mũ được làm bằng vải sợi mềm mại có thể điều chỉnh độ dài ngắn một cách dễ dàng. Quai mũ được gắn chắc chắn vào vỏ mũ.
Thế nào là mũ bảo hộ chất lượng?
Người lao động chỉ được bảo vệ khi sở hữu được những chiếc mũ bảo hộ chất lượng. Vậy làm thế nào để đánh giá được mũ bảo hộ chất lượng hay không?
Theo Cục quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OSHA) thì một chiếc mũ bảo hộ chất lượng khi được cơ quan này phê duyệt đáp ứng các tiêu chí tối thiểu được thiết lập theo Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) và Hiệp hội Thiết bị An toàn Quốc tế (ISEA), theo tiêu chuẩn ANSI / ISEA Z89.1-2009 hiện hành.
Theo đó, ANSI chia mũ bảo vệ thành các loại (Types) và các dạng (Classes) khác nhau. Cụ thể:
Các dạng nón bảo hộ (Types)
- Mũ bảo hộ dạng I (Type I)
- Mũ bảo hộ dạng I được thiết kế để giảm lực tác động do một cú đánh chỉ vào đỉnh đầu.
- Mũ bảo hộ dạng II (Type II)
- Mũ bảo hộ dạng II nhằm giảm lực tác động bên do một cú đánh lệch tâm, từ bên hông hoặc chệch đỉnh đầu.
- Các loại mũ bảo hộ điện (Electrical Classes)
- Mũ bảo hộ điện Class E (Electrical)
- Mũ bảo hộ điện Class E được thiết kế nhằm giảm tiếp xúc với dây dẫn điện áp cao và cung cấp khả năng bảo vệ điện môi lên đến 20.000 volt (nối đất). Mức điện áp này chỉ được chỉ định cho đầu, không phải là dấu hiệu bảo vệ điện áp được phân bố cho toàn bộ cơ thể.
- Mũ bảo hộ điện Class G (General) Mũ bảo hộ điện Class G được thiết kế để giảm tiếp xúc với dây dẫn điện áp thấp và cung cấp khả năng bảo vệ điện môi lên đến 2.200 volt (nối đất). Cũng giống như mũ bảo hộ loại E, mức điện áp trên của mũ bảo hộ điện loại G cũng chỉ áp dụng cho đầu.
- Mũ bảo hộ điện Class C (Conductive) Mũ bảo hộ điện Class C không chỉ bảo vệ người đeo khỏi va chạm mà còn giúp tăng khả năng thở thông qua vật liệu dẫn điện hoặc thêm thông gió.
Ý nghĩa màu sắc mũ bảo hộ lao động
Mũ bảo hộ lao động có nhiều màu khác nhau nhưng có bao giờ bạn thắc mắc tại sao chúng lại có nhiều màu sắc như vậy không? Không đơn thuần chỉ mang tính thẩm mỹ, màu sắc mũ bảo hộ còn mang ý nghĩa thể hiện chức vụ của người lao động.
Mũ màu trắng
Mũ bảo hộ màu trắng được dành cho các kỹ sư, cán bộ quản lý và các giám sát viên trong công trường.
Mũ bảo hộ xanh da trời
Dành cho những thợ phụ trách điện, thợ làm cốp pha.
Mũ bảo hộ màu đỏ
Dành cho những người làm việc ở lĩnh vực PCCC.
Mũ bảo hộ xanh lá cây
Dành cho những nhân viên phụ trách bên an toàn ở công trường.
Mũ bảo hộ màu xám
Dành cho những vị khách tham quan công trường.
Mũ bảo hộ màu vàng
Dành cho người công nhân lao động chung và cho những người phụ trách vận chuyển đất cát xà bần trong công trường.
Mũ bảo hộ màu nâu
Dành cho những thợ hàn xì, những công nhân làm việc trong môi trường nhiệt lượng cao.
Lưu ý để sử dụng mũ bảo hộ lao động đúng cách
Trước khi sử dụng, hãy kiểm tra mũ bảo hộ cẩn thận để xem chúng có bị hư hỏng hoặc gặp sự cố ở vị trí nào hay không.
Quai mũ và núm vặn cần được điều chỉnh sao cho vừa vặn và thoải mái nhất trên đầu.
Khi đội mũ bảo hộ lao động, không được đội thêm bất cứ loại mũ nào khác bên dưới. Không vén quai mũ trên vành hoặc đính lên mũ bảo hộ lao động.
Khi thêm hoặc sử dụng các phụ kiện nên được tư vấn từ nhà sản xuất.
Địa chỉ mua mũ bảo hộ uy tín
Namtrung Safety là gợi ý số 1 mà tintucxaydung.com đưa ra cho bạn. Công ty cổ phần bảo hộ Nam Trung là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực bảo hộ lao động nói chung mà mũ bảo hộ nói riêng. Tại đây quý khách có thể tìm được bất kỳ sản phẩm mũ bảo hộ nào mà quý khách hàng cần. Đảm bảo sản phẩm chính hãng uy tín, tin cậy :
- Hà Nội: Số 92, ngõ 13 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
- Hotline : 0933.911.900
- Tp.HCM : Số 155/3 Phan Văn Trị, Phường 14, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
- Hotline : 0932.911.900
Hy vọng, với những thông tin về mũ bảo hộ lao động được tintucxaydung.com giới thiệu trên đây đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về thiết bị bảo hộ lao động này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hãy để lại comment bên dưới bài viết, để được giải đáp kịp thời.