MEP là gì? Các hạng mục chính của MEP

Trong xây dựng, người ta vẫn hay nói về MEP. Nhưng MEP là gì và hệ thống MEP là như thế nào. Chúng ta hãy cùng Tintucxaydung tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

MEP là gì?

Trong lĩnh vực xây dựng, MEP là từ viết tắt bằng tiếng Anh của Mechanical And Electrical Plumbing. Cụ thể:

M – Mechanical: là hệ thống điều hòa, hệ thống nhiệt, hệ thống thông gió và các hệ thống của mảng cơ khí.

E – Electrical: là hệ thống điện, ánh sáng, cấp nguồn, điện nhẹ…

P – Plumbing: là hệ thống cấp, thoát nước, bao gồm cả hệ thống nước chữa cháy.

Có thể hiểu một cách đơn giản, MEP là hệ thống cơ khí, điện, nước, trong một tòa nhà. 

mep la gi

Các hạng mục chính của MEP

Hệ thống MEP được chia làm bốn hạng mục chính:

  1. Hệ thống thông gió và điều hòa không khí (Heating Ventilation Air Conditioning, gọi tắt là HVAC). HVAC bao gồm việc sưởi ấm, làm lạnh hay thông gió trong văn phòng, trung tâm thương mại hay nhà xưởng. Ngoài ra nó còn có thêm phần kiểm soát về nhiệt độ và độ ẩm hoặc lọc không khí như trong các công trình đặc biệt.
  2. Hệ thống cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh (Plumbing & Sanitary, gọi tắt là P&S). 

Về cơ bản, hệ thống cấp thoát nước gồm 3 phần: hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý nước thải. Trong đó:

Hệ thống cấp nước:

  • Hệ thống cấp nước bên trong bao gồm các đường ống dẫn nước vào nhà, hệ thống đường ống chính, ống nhánh và các van đóng mở. Hệ thống ống nhánh, ống phân phối sẽ đưa nước đến các dụng cụ vệ sinh, các thiết bị sản xuất trong nhà máy và các thiết bị chữa cháy. Tùy theo lưu lượng và áp lực nước của hệ thống cấp nước bên ngoài, chức năng của công trình và quy trình công nghệ của thiết bị. Hệ thống cấp nước còn sử dụng thêm các thiết bị như: máy bơm, két nước, bể chứa nước ở bên trong hay gần công trình.
  • Hệ thống cấp nước ngoài: tùy thuộc vào chức năng và quy mô của công trình. Hệ thống cấp nước bên ngoài sẽ phụ thuộc vào cấp nước thành phố hay sử dụng hệ thống cấp nước chuyên biệt. Bao gồm: trạm bơm cấp nước, mạng lưới đường ống chính và ống phân phối, đồng hồ nước.
  • Hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước thải thu gom từ các thiết bị có sử dụng nước như thiết bị vệ sinh, thiết bị dân dụng khác thông qua hệ thống ống thoát trước khi được thoát ra ngoài. Hệ thống thoát nước mưa từ mái hay hành lang thông qua các đường ống nhánh để thoát ra các hố ga gần nhất.
  • Hệ thống xử lý nước thải: Toàn bộ nước thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt, sản xuất sau khi qua bể tự hoại, bể tách dầu mỡ sơ cấp sẽ được thu gom và tập trung về hầm bơm của trạm xử lý nước thải. Tùy theo yêu cầu, mức độ, quy mô của từng dự án mà chọn các phương pháp xử lý cho phù hợp.

Hệ thống điện (Electrical)

Hệ thống điện thường chiếm từ 45-65% khối lượng công trình, có những nơi lên đến 75 – 80%. Trong đó:

  • Điện nặng bao gồm:
  • Main power supply: là hệ thống cấp nguồn chính, bao gồm các tủ trung thế, đường dây trung thế, máy biến áp 24kV/0.4kV và các tủ đóng cắt chính ( gọi là MSB, main switch board). Có thể có thêm (Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp: Automatic Voltage Regulator System, gọi tắt là AVR)
  • Hệ thống các tủ điện phân phối: Submain power supply ( bao gồm cấp điện cho động lực, sản xuất, chiếu sáng, ổ cắm…)
  • Hệ thống chiếu sáng: Lighting
  • Hệ thống ổ cắm: Socket outlet
  • Hệ thống chiếu sáng sự cố: Emergency lighting ( đèn exit, đèn emergency)
  • Hệ thống tiếp địa: Earthing system hay grounding system
  • Hệ thống chống sét: Lightning protection system ( bao gồm các cọc tiếp địa và kim thu sét, khác hệ thống tiếp địa)
  • Điện nhẹ bao gồm:
  • Hệ thống mạng Lan và Internet: Data network system
  • Hệ thống điện thoại: Telephone system
  • Hệ thống an ninh giám sát: Security & Supervisior system
  • Hệ thống PA ( public address system) ….

Hệ thống báo cháy và chữa cháy (Fire alarm & Fire fighting)

Hệ thống báo cháy và chữa cháy đều phải được bố trí trong các công trình xây dựng để bảo vệ và giảm thiểu thiệt hại về con người và tài sản khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Cần bố trí thiết bị phòng cháy chữa cháy cho phù hợp với vị trí, chức năng của công trình.

Như vậy qua bài viết này, các bạn đã có thể hiểu được MEP là gì. Việc thiết kế và thi công MEP đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên sâu. Do đó các bạn có thể tham khảo, liên hệ với các công ty chuyên về thiết kế, lắp đặt hệ thống MEP để đảm bảo hiệu quả sử dụng cho công trình của mình nhé.

Đánh giá bài viết