Cách lắp đặt hệ thống nước sinh hoạt trong nhà

Hệ thống nước sinh hoạt trong nhà giúp đưa nguồn nước tới các nơi cần thiết trong gia đình để đảm bảo việc sinh hoạt được thuận tiện nhất. Việc lắp đặt hợp lý hệ thống nước không chỉ làm đẹp ngôi nhà mà còn đảm bảo độ bền, độ an toàn của cả hệ thống, tận dụng tối ưu không gian của ngôi nhà để giúp chủ nhà có cảm giác an tâm, thoải mái và sử dụng tiện nghi hơn. Hãy để tintucxaydung.com chia sẻ cho bạn cách lắp đặt hệ thống nước sinh hoạt trong nhà nhé.

Bộ phận cấu thành hệ thống nước sinh hoạt trong nhà

Hệ thống nước sinh hoạt trong nhà gồm 4 hệ thống cơ bản là:

– Hệ thống cung cấp và phân phối nước sinh hoạt: Hệ thống này tập hợp các đường ống dẫn vận chuyển nước từ nguồn nước đến các trang thiết bị sử dụng nước, gồm cả hệ thống nước nóng và nước lạnh. Nguồn nước có thể là từ nguồn nước máy, sông suối, ao, hồ…

– Hệ thống thoát nước thải: Gồm các ống thoát nước và ống cống dùng để di chuyển nước thải từ các trang thiết bị, các khu vực dùng nước trong gia đình đến nơi xử lý nước như hệ thống thoát nước của thành phố, bình chứa, bể chứa…

– Hệ thống không khí: Gồm các ống có tận cùng ở trên không, phải cao hơn mái nhà và được nối với hệ thống thoát nước để cung cấp khí cho hệ thống thoát nước giúp quá trình thoát nước được diễn ra nhanh chóng hơn.

– Hệ thống các thiết bị máy móc sử dụng nước: Là các thiết bị trong nhà vận chuyển hoặc trữ nước như bồn rửa bát, bồn rửa mặt, bồn cầu, vòi hoa sen, bình nước nóng…

Đây là 4 hệ thống cơ bản phải có trong mỗi gia đình để đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và tiết kiệm chi phí cũng như tối ưu hóa diện tích sử dụng của ngôi nhà.

Cách bố trí và lắp đặt hệ thống nước sinh hoạt trong nhà

Các phần của hệ thống nước sinh hoạt

– Đường cống chính của ngôi nhà: Ống nằm ngang ở vị trí thấp nhất ngôi nhà (thường dưới nền của tầng trệt) có chức năng tiếp nhận nước thải từ tất cả các ống thoát của ngôi nhà và đưa ra hệ thống cống của địa phương. Φ >102mm

– Cửa thăm: là thiết bị ống, nơi mà có thể dùng để kiểm tra và làm sạch đường ống, có nắp đậy kín khí. Φ>102mm

– Ống thoát nước: là các ống thu gom nước thải, nước vệ sinh của ngôi nhà.

– Trang thiết bị vệ sinh: các thiết bị sử dụng nước và thải nước bẩn vào hệ thống thoát nước.

– Ống ngang: các ống nằm ngang, không nghiêng quá 45o . Φ >38mm

– Ống thoát dọc: ống chính theo phương đứng. Φ> 78mm.

– Bẫy ngăn mùi (bẫy nước): là vật dùng để ngăn mùi hôi thối thoát ra từ hệ thống thải nhưng vẫn đảm bảo cho thoát nước.

– Thông khí: các ống nối với hệ thống thoát nước đảm bảo cho không khí vào ra của hệ thống thoát nước. Φ> 38mm.

Kích thước ống trong hệ thống

Kích thước ống trong hệ thống được lắp đặt tùy theo thiết bị sử dụng, tuy nhiên phải đảm bảo kích thước tối thiếu như:

– Đường kính ống cấp nước phải có kích thước tối thiểu là 20mm, các ống nhánh dẫn nước có kích thước tối thiểu 13mm.

– Đường kính ống thoát nước chính cần có kích thước tối thiểu là 102mm. Ống thoát ngang sàn, ống thoát bồn cầu tối thiểu đạt 78mm. 

– Ống thông khí cần có đường kính lớn hơn 78mm và các đường ống nhánh phải lớn hơn 38mm.

Một số vấn đề cần lưu ý khi lắp đặt hệ thống nước sinh hoạt trong nhà

– Trong đường thoát nước thải không sử dụng nối chữ X hoặc nối chữ T;

– Hạn chế nối các đường ống nằm ngang trong hệ thống nước thải để nước thải có thể thoát dễ dàng;

– Các ống thải từ bồn vệ sinh, bồn rửa… phải lắp đặt cửa thăm để có thể thông rửa khi cần thiết, tránh đọng rác thải. Vị trí cửa thăm cần lắp đặt thuận tiện để dễ tháo lắp khi cần;

– Mỗi thiết bị vệ sinh trong nhà cần có bẫy nước để ngăn mùi;

– Các bể chứa chất thải, bể phốt cần kín khí nhưng phải được thông khí.

Các bạn có thể tham khảo những tip trên hoặc có thể thuê đơn vị chuyên nghiệp thiết kế, thi công hệ thống nước sinh hoạt để tối ưu hóa việc sử dụng thiết bị trong nhà và không gian ngôi nhà của mình nhé. Trên đây là cách lắp đặt hệ thống nước sinh hoạt trong nhà để bạn tham khảo và áp dụng. 

Đánh giá bài viết