Kim loại là gì? Tính chất vật lý và hóa học của kim loại
Trong đời sống thường ngày, chúng ta bắt gặp và sử dụng rất nhiều vật dụng được làm từ kim loại. Vậy kim loại là gì và đặc điểm của vật liệu này như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của tintucxaydung.
Kim loại là gì?
Kim loại là những nguyên tố hóa học có thể tạo ra được ion dương và có các liên kết kim loại. Ngoài ra, nó còn có thể dẫn nhiệt và dẫn điện. Những kim loại phổ biến trong đời sống thường ngày đó là: Sắt, đồng, nhôm, vàng, kẽm, bạc,….
Phân loại kim loại
Có 4 loại kim loại cơ bản. Mỗi loại sẽ có cấu tạo và ứng dụng khác nhau. Cụ thể:
– Kim loại cơ bản: Đặc điểm của kim loại cơ bản là dễ phản ứng dưới sự tác động của môi trường bên ngoài. Nó có thể tạo ra sự ăn mòn hoặc oxi hóa. Những kim loại cơ bản đó là: kẽm, sắt, chì, đồng,…
– Kim loại hiếm: Bạc, vàng, bạch kim,… thuộc nhóm kim loại hiếm. Đặc điểm của chúng là ít xảy ra tình trạng bị ăn mòn do oxi và axit. Và giá trị của chúng trên thị trường cao hơn rất nhiều so với kim loại cơ bản.
– Kim loại đen: Thép, gang, các hợp kim từ sắt,… Kim loại đen được ứng dụng phổ biến trong đời sống và được tái chế nhiều lần. Đặc điểm của kim loại đen đó là có độ bền cao và sự linh hoạt. Tuy nhiên, nó lại hay xảy ra tình trạng rỉ sét vì có chứa sắt.
– Kim loại màu: Kim loại màu không có màu đen, không chứa sắt hay hợp kim từ sắt. Chúng có màu rất đặc trưng và chúng được sản xuất ra từ quặng màu nguyên sinh hay thứ sinh. Ưu điểm của kim loại màu đó là có khả năng chống ăn mòn tốt hơn so với kim loại đen, có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt rất cao. Tuy nhiên, khả năng nóng chảy thấp nên rất dễ dàng trong đúc.
Tính chất vật lý và hóa học của kim loại
Kim loại cũng sở hữu tính chất vật lý và hóa học giống như những loại vật liệu khác. Dưới đây là đặc điểm tính chất để bạn đọc tham khảo:
Tính chất vật lý
– Kim loại thường có màu sắc ánh kim, rất cứng và có thể dát mỏng nên thường được gia công thành nhiều hình dạng và kích thước khác nhau.
– Kim loại có khả năng dẫn điện tốt, có khả năng nóng chảy cao, giãn nở nhiệt.
– Kim loại có tính dẻo, độ đàn hồi và độ bền cao.
Tính chất hóa học
– Tác dụng với axit: Khi kim loại phản ứng với axit tạo ra muối và khí hidro.
– Tác dụng với phi kim: Kim loại tác dụng với phi kim tạo ra axit hoặc muối.
– Tác dụng với nước: Kim loại tác dụng với nước tạo ra bazơ, oxit, hidro, kim loại kiềm.
– Tác dụng với muối: Kim loại tác dụng với muối tạo ra muối, kim loại mới.
Ứng dụng của kim loại trong đời sống
Chắc hẳn chúng ta đã quá quen thuộc với việc sử dụng các đồ vật có chứa kim loại trong đời sống hàng ngày rồi phải không nào. Đó là:
– Trong sản xuất: Kim loại là vật liệu chính được ứng dụng phổ biến trong ngành luyện kim, sản xuất, chế tạo máy móc, phụ kiện,…
– Xây dựng: Kim loại cơ bản và đen thường được sử dụng để xây dựng công trình giao thông, công trình kiến trúc,…
– Giao thông vận tải: Thường được sử dụng để làm vỏ các phương tiện đi lại như: ô tô, xe máy, xe đạp, tàu thủy,…
– Đồ gia dụng: Các loại vật dụng sử dụng trong đời sống như: Dao, nĩa, bàn ghế, cầu thang, cổng,…
Với những thông tin ở trên thì bạn đọc đã biết kim loại là gì và tính ứng dụng của vật liệu này trong đời sống như thế nào rồi phải không.