Kaizen là gì? 10 nguyên tắc của triết lý Kaizen

Kaizen là triết lý kinh doanh nổi tiếng của người Nhật và được các doanh nghiệp áp dụng rất thành công không chỉ ở Nhật Bản mà cả trên thế giới. Vậy triết lý Kaizen là gì? Nó có mặt lợi và mặt hại như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cùng tintucxaydung qua bài viết dưới đây.

Kaizen là gì?

Kaizen là thuật ngữ kinh tế của người Nhật, được ghép từ từ Kai và từ zen. Ý nghĩa của nó là tốt hơn, nghĩa cụ thể đó là thay đổi để tốt hơn hay cải tiến liên tục. Trong tiếng Anh thuật ngữ này được gọi là ongoing improvement hay continuous improvement. Còn trong tiếng Trung thì nó được gọi là Gansai. Nghĩa của nó là hành động liên tục cải tiến, mang lại lợi ích vì tập thể hơn là lợi ích của cá nhân.

Theo The New Shorter Oxford English Dictionary (1993) từ Kaizen được bổ sung và định nghĩa là: Kaizen là sự cải tiến liên tục quá trình làm việc, nâng cao năng suất như một triết lý kinh doanh.

Hiện nay, đã có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công triết lý này. Đó là Toyota, Honda, Canon,… và có rất nhiều công ty trong đó có Việt Nam tin tưởng và áp dụng Kaizen.

Quá trình cải tiến Kaizen lúc đầu chỉ ở quy mô nhỏ, tuy nhiên sau một thời gian thì kết quả nó mang lại thực sự ấn tượng.

Lợi ích áp dụng triết lý Kaizen vào doanh nghiệp

Một số lợi ích hữu hình và vô hình khi áp dụng triết lý Kaizen vào các doanh nghiệp đó là:

Lợi ích hữu hình

– Những cải tiến nhỏ được tích lũy từ từ và theo thời gian nó mang đến những kết quả to lớn;

– Giảm thiểu sự lãng phí như: Giảm hàng tồn kho, hàng không đạt tiêu chuẩn chất lượng, giảm thiểu thời gian chờ đợi,… Góp phần gia tăng năng suất trong khi sản xuất và vận hành doanh nghiệp càng thuận lợi hơn.

– Ngoài ra, nó còn góp phần trau dồi kỹ năng của nhân viên.

Lợi ích vô hình

– Tạo động lực để các nhân viên trong công ty, doanh nghiệp đưa ra ý tưởng góp phần cải tiến năng suất, chất lượng công ty;

– Góp phần thúc đẩy tinh thần, năng suất làm việc hăng say của cá nhân nhân viên, tập thể và gắn kết hơn nữa nội bộ doanh nghiệp;

– Xây dựng văn hóa doanh nghiệp văn minh, tiến bộ. Và tạo thói quen tiết kiệm từ những chi tiết nhỏ nhất.

10 nguyên tắc của triết lý Kaizen

Nếu muốn áp dụng triết lý Kaizen thì nhất định bạn cần nắm chắc và hiểu rõ 10 nguyên tắc dưới đây:

Luôn tập trung vào lợi ích của khách hàng

Không ngừng cải tiến

Xây dựng văn hóa không đổi lỗi

Thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp mở

Khuyến khích làm việc nhóm

Kết hợp nhiều bộ phận chức năng trong cùng dự án

Tạo lập các mối quan hệ đúng đắn

Rèn luyện ý thức kỷ luật, tự giác

Thông tin đến mọi nhân viên

Thúc đẩy năng suất và hiệu quả làm việc

Các bước cơ bản để tiến hành Kaizen

– Bước 1: Lựa chọn phạm vi áp dụng Kaizen

Chỉ áp dụng triết lý kaizen cho những dây chuyển sản xuất, bộ phận chuyên môn thực sự cần thiết và khả thi.

– Bước 2: Tìm hiểu tình trạng hiện tại của doanh nghiệp và xác định mục tiêu

Đầu tiên, doanh nghiệp cần phải đánh giá thực trạng của chính mình để thống nhất mục tiêu. Trong quá trình triển khai không tốn kém quá nhiều chi phí bởi nó là một triết lý quản lý. Điều cần đó là sự bền bỉ theo thời gian nên doanh nghiệp cần chuẩn bị về nền tảng tinh thần trước khi tiến hành.

– Bước 3: Phân tích dữ kiện đã thu thập để xác định nguyên nhân gốc rễ

Xác định nguyên nhân gốc rễ doanh nghiệp đang mắc phải.

– Bước 4: Xác định biện pháp thực hiện

Thất bại ở đâu thì đứng lên từ đó. Lỗi ở đâu thì cải tiến ở đó. Và khi biết được nguyên nhân thì hãy đề xuất ra giải pháp để thực hiện.

– Bước 5: Thực hiện biện pháp

Áp dụng triết lý Kaizen đã được lên kế hoạch từ trước.

– Bước 6: Xác nhận kết quả thực hiện biện pháp

Thực hiện thu thập dữ liệu.

– Bước 7: Xây dựng hoặc sửa đổi các tiêu chuẩn để phòng ngừa tái diễn

Áp dụng Kaizen vào thực tế doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu triết lý chưa phù hợp ở một số chỗ hãy sửa đổi đề phù hợp với doanh nghiệp.

– Bước 8: Xem xét các quá trình trên và xác định dự án tiếp theo

Kiên trì triển khai Kaizen và rút kinh nghiệm dần dần qua các lần thực hiện.

Nếu bạn hiểu và biết cách áp dụng Kaizen thì kết quả sẽ làm bạn bất ngờ đấy. Nếu đang điều hành doanh nghiệp thì đừng nên bỏ lỡ bài viết hữu ích này của tintucxaydung nhé.

5/5 - (1 bình chọn)