Công thức tính m3 bê tông xây dựng đơn giản, chính xác bạn cần biết

Trù bị chi phí và nguyên vật liệu trước khi xây nhà là điều mà chúng ta cần làm để tránh xuất hiện tình trạng thừa thiếu khi tiến hành. Thực tế thì việc tính toán này cũng sẽ không quá khó khi bạn đã có trong tay bản vẽ chi tiết của ngôi nhà và các công thức tính. Trong bài viết này, chúng ta cùng đi tìm hiểu công thức tính m3 bê tông xây dựng chính xác nhé.

Khái niệm bê tông là gì?

Bê tông là hỗn hợp được tạo nên từ sự kết hợp của cát, đá, xi măng và nước được trộn với 1 tỷ lệ định mức định sẵn do đơn vị tư vấn thiết kế chỉ định. Được trộn đều để tại thành các khối chịu nén chính cho công trình.

  • Vì sao cần tính m3 bê tông xây dựng trước khi tiến hành?

Mục đích quan trọng nhất là để trù tính số vật liệu cần thiết để có chuẩn bị đầy đủ trước khi xây nhà tránh xảy ra việc thừa thiếu vật liệu. Ngoài ra, đối với các công trình lớn và tiến hành thầu khoán thì nhờ đó, nhà đầu tư cũng sẽ nắm bắt được công trình của mình.

Công thức tính m3 bê tông xây dựng

Trong 1 ngôi nhà, chúng ta sẽ có 1 số bộ phận cần đổ bê tông như: phần móng, phần cột, phần trần nhà, bộ phận dầm,… Như vậy, số m3 bê tông cần dùng sẽ là tổng thể tích các bộ phận đó cộng lại (vì thể tích cốt thép không đáng bao nhiêu nên có thể bỏ qua không cần trừ đi).

Xét về mặt hình dáng thì các khối bê tông sẽ chỉ có 1 số hình như: hình hộp, hình trụ, hình chóp,… nên khi tính toán, chúng ta chỉ cần chia tách các bộ phận bê tông ra và tính là sẽ thu được kết quả.

Vì các bộ phận cần đổ bê tông khi xây nhà chủ yếu đều là hình trụ và hình hộp nên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách tính m3 bê tông xây dựng hình hộp chữ nhật và hình trụ.

1. Cách tính thể tích hình hộp chữ nhật

cong-thuc-tinh-m3-be-tong-hinh-hop

Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật

Việc tính thể tích hình hộp chữ nhật chúng ta đã được học công thức khi còn trên ghế nhà trường. Nếu chẳng may bạn đã quên thì cũng không sao, chỉ cần có công thức là có thể tính được.

Cụ thể, ta có công thức tính m3 bê tông xây dựng hình hộp chữ nhật là:

  • V = a.b.c

Trong đó:

  • a: Chiều rộng cạnh đáy
  • b: Chiều dài cạnh đáy
  • c: Chiều cao hình hộp ( thông thường, chiều cao thường được ký hiệu là h trong hình học, nên nếu bạn có bắt gặp công thức V= a.b.h thì cùng không cần phải luống cuống, đây chỉ đơn giản là sự khác biệt về mặt chữ chứ không khác về ý nghĩa)

Ví dụ thực tế: bê tông móng sàn tầng 2 có số đo các chiều là:

Chiều rộng a= 4,5m

Chiều dài b= 5,5m

Chiều cao c= 15cm= 0,15m

=> Thể tích phần bê tông đổ trần tầng 2 là: V= 4,5 * 5,5 * 0,15 = 3,7 m3

Như vậy, để đổ phần sàn tầng 2 có kích thước: rộng 4,5m; dài 5,5m; cao 0,15m chúng ta sẽ cần chuẩn bị 3,7m3 bê tông.

2. Công thức tính thể tích hình trụ.

cong-thuc-tinh-m3-be-tong-xay-dung-hinh-tru

Công thức tính m3 bê tông xây dựng hình trụ:

V=  S*h = 3,14*r2 *h

Trong đó:

  • S là diện tích mặt đáy
  • 3,14 là số pi
  • R là bán kính đường tròn mặt đáy
  • H là chiều cao hình trụ nối giữa 2 tâm đường tròn 2 mặt đáy.

Ví dụ cụ thể:

Thông thường, bộ phận đổ bê tông có hình trụ trong nhà thường là phần cột chống đỡ ban công, hiên nhà,… nên cũng sẽ không có quá nhiều phép tính cho phần thể tích bê tông cột trụ này.

Giả sử, ngôi nhà của bạn định xây có phần cột trụ mái hiên cao h= 2m; đường kính cột trụ d= 25cm => bán kính r = 12,5cm= 0,125m

=> Ta có thể tích bê tông của cột trụ này là: V= 3,14 * (0,125)2 * 2 = 0,98 m3

Như vậy, để đổ bê tông 1 cột trụ cao 2m, đường kính 25cm chúng ta sẽ cần 0,98m3 bê tông. Đối với những cột trụ bê tông khác, bạn chỉ cần áp dụng công thức tính như trên và cổng kết quả lại với nhau sẽ cho ra tổng số m3 bê tông cần dùng để đổ cột trụ.

Trên đây là công thức tính m3 bê tông xây dựng hình trụ và hình hộp bạn có thể áp dụng để tính toán, trù bị nguyên vật liệu. Để tìm hiểu thêm thông tin xây dựng, hãy ghé thăm website: tintucxaydung.com nhé!

Đánh giá bài viết