Cọc xi măng đất là gì? Ưu điểm và nhược điểm của cọc xi măng đất

Cọc xi măng đất là gì? Ứng dụng của cọc xi măng đất như thế nào? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đang thắc khi nhắc tới cọc xi măng đất. Bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây của Tintucxaydung.com để được giải đáp tất cả những thắc mắc trên.

Trong xây dựng, người ta thường sử dụng các loại cọc như cọc bê tông, cọc tre, cọc gỗ,… để gia cố đất nền. Tuy nhiên, đối với những khu vực có nền đất yếu người ta thường sử dụng loại cọc xi măng đất.

Cọc xi măng đất là gì?

Nhiều nước trên thế giới, việc sử dụng cọc xi măng đất đã được sử dụng nhiều trong thi công công trình xây dựng. Ở Việt Nam, thời gian gần đây người ta đã nhận thấy cọc xi măng đất rất phù hợp với điều kiện địa hình và địa chất ở nước ta. Do đó, cọc xi măng đất ngày càng được người ta sử dụng trở nên phổ biến ở nước ta.

Cọc xi măng đất là loại cọc dùng để gia cố nền đất tại khu vực thi công công trình xây dựng. Cụ thể là xi măng được phun xuống dưới nền đất bằng thiết bị khoan phun. Mũi khoan sẽ khoan xuống đất làm tơi đất ra cho đến khi đạt đến độ sâu của lớp đất cần gia cố thì quay ngược mũi khoan và dịch lên trên. Trong quá trình dịch chuyển lên, máy phun xi măng sẽ phun vào đất nền. Đây chính là công nghệ thi công cọc xi măng đất được áp dụng đối với những vùng có đất nền bị ngập nước không thể tiến hành gia cố bằng các loại cọc khác.

Ưu điểm và nhược điểm của cọc xi măng đất

Bạn có biết cọc xi măng đất có những ưu điểm và nhược điểm gì không? Nếu chưa biết hãy để chúng tôi chia sẻ giúp bạn có thêm sự hiểu biết.

Ưu điểm của cọc xi măng đất

+ Cọc xi măng đất được thi công trong thời gian ngắn với kỹ thuật vô cùng đơn giản.

+ Xét về mặt chất lượng cũng như độ bền lâu trong quá trình sử dụng thì cọc xi măng đất cũng tương đương với các loại cọc khác, mặc dù thời gian thi công chỉ bằng một nửa so với các loại cọc truyền thống.

+ Đối với những khu vực có đất nền yếu như: cùng ven biển, bãi bồi, ven sông suối, cạnh ao hồ,… thì sử dụng cọc xi măng đất là phù hợp và đảm bảo độ bền lâu dài.

+ Mũi khoan cọc xi măng đất có thể cắm sâu xuống dưới lòng đất nền tối đa là 50 m. Điều này không một loại cọc thông thường nào khác có thể làm được.

+ Có thể thi công ở những nơi chật hẹp như ở trong các thành phố, đô thị, hay tại những nơi bị ngập nước.

+ Đối những công trình xây dựng trên nền đất cát thì việc sử dụng công nghệ gia cố bằng cọc xi măng đất là rất phù hợp và kéo dài tuổi thọ của công trình.

+Nó giúp tùy ý điều chỉnh độ lún của cọc bằng việc điều chỉnh hàm lượng xi măng trong quá trình thi công một cách dễ dàng.

+ Với công nghệ mới và hiện đại có thể dễ dàng quản lý được chất lượng thi công công trình.

+ Quá trình thi công và sử dụng hạn chế được tối đa việc gây ô nhiễm môi trường.

+ Với chi phí rẻ hơn nhiều so với việc sử dụng các kỹ thuật gia cố nền móng khác.

Nhược điểm của cọc xi măng đất

Cọc xi măng đất chỉ có một nhược điểm duy nhất đó là khi thi công với chiều sâu lớn thì phải cần đến nhiều thiết bị thi công cồng kềnh, và tốn thời gian trong quá trình thử nghiệm.

Ứng dụng của cọc xi măng đất

+ Với những ưu điểm nổi trội trong việc xử lý đất nền thì cọc xi măng đất được ứng dụng nhiều trong việc xử lý đất nền ở những khu vực có nền đất yếu, nền đất cát,… như vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Sông Hồng, các vùng ven sông, hồ , ven biển, ở những khu vực chật hẹp trong thành phố, khu đông dân cư,….

+ Công nghệ xử lý nền đất bằng cọc xi măng đất được ứng dụng rộng rãi để gia cố nền đất và khống chế độ lún dư của nền đất.

+ Căn cứ vào điều kiện cụ thể của nền đất mà đơn vị thi công sẽ có phương pháp thiết kế và tính toán thử nghiệm trước khi tiến hành thi công cọc xi măng đất (đây là hạn chế của việc thi công cọc xi măng đất bởi tốn thời gian thử nghiệm).

Cách tính toán cọc xi măng đất

Các cách tính toán khi thi công cọc xi măng đất như sau:

+ Dựa vào khả năng chịu tải của cọc đơn

+ Dựa vào khả năng chịu tải theo vật liệu

+ Dựa vào khả năng chịu cắt của vật liệu cọc

Khả năng chịu tải của cọc đơn được quyết định bởi khả năng chịu cắt của vật liệu cọc. Mà khả năng chịu cắt của vật liệu lại phụ thuộc vào vị trí các cọc và dạng địa hình cần phá. Vị trí cọc được phân làm 3 nhóm chính sau

+ Nhóm cọc nằm ở vùng chủ động

+ Nhóm cọc nằm trong vùng cắt

+ Nhóm cọc nằm trong vùng bị động

Trên đây là toàn bộ những nội dung về cọc xi măng đất. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được tất cả các thắc mắc cọc xi măng đất là gì. Từ đó, lựa chọn cho mình phương pháp gia cố đất nền phù hợp với công trình xây dựng của mình. Nếu có bất kì thắc mắc nào hãy comment ở phần bình luận để được đội ngũ của Tintucxaydung giải đáp bạn nhé.

5/5 - (1 bình chọn)