COA Là Gì ? (COA – C/A) Giấy Chứng Nhận Phân Tích Là Gì?

Ngày nay, chúng ta đang sống trong môi trường hội nhập quốc tế, hàng hóa ở nước ta ngày càng được xuất khẩu đi ra nhiều các nước trên khu vực cũng như quốc tế và ngược lại chúng ta cũng nhập khẩu về nước một số mặt hàng mà trong nước không thể sản xuất. Vậy khi xuất khẩu, hay nhập khẩu hàng hóa thì người ta sẽ căn cứ vào đâu để xác định chất lượng của các mặt hàng. Đó chính là dựa vào COA – giấy chứng nhận phân tích, vậy COA là gì? COA – C/A) Giấy Chứng Nhận Phân Tích Là Gì? Bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây của Tintucxaydung để tìm kiếm câu trả lời.

COA là gì? (COA – C/A) Giấy Chứng Nhận Phân Tích Là Gì?

COA hay còn gọi là C/A là viết tắt của cụm từ Certificate Of Analysis có nghĩa là giấy chứng nhận phân tích.

Giấy chứng nhận phân tích là bảng phân tích thành phần của sản phẩm được người bán cung cấp, nó được dùng để xem xét hàng hóa xuất, nhập khẩu có đạt tiêu chuẩn theo quy định về chất lượng hay không. Thông qua COA chúng ta có thể xác nhận được thông số các thành phần có trong sản phẩm. Đây được xem là loại giấy không thể thiếu mà người bán cần phải cung cấp công khai đến người mua.

Giấy chứng nhận phân tích COA được các trung tâm kiểm nghiệm phân tích chất lượng sản phẩm, thông qua các thành phần hóa học, tính chất hóa lý như độ ẩm, thành phần, độ chua,…của sản phẩm để xác nhận hàng hóa được xuất, nhập khẩu có đảm bảo tiêu chuẩn, các thông số cho phép hay không.

Những mặt hàng cần phải có giấy chứng nhận phân tích COA

Những mặt hàng mà các cá nhân, tổ chức khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy chứng nhận phân tích COA là: sản phẩm có chưa các hóa chất phi tự nhiên như thực phẩm, đồ uống, rượu vang, rượu mạnh, gia vị, hóa mỹ phẩm, các sản phẩm từ động vật, thực vật,… và dược phẩm được sử dụng hằng ngày. Để biết những mặt hàng của mình có phải xin giấy chứng nhận phân tích COA hay không thì bạn hãy sử dụng mã hscode để xác định những thủ tục khi xuất, nhập khẩu.

Giấy chứng nhận phân tích COA có tác dụng gì?

+ COA là loại giấy tờ bắt buộc dùng để thông quan đối với các sản phẩm, hàng hóa xuất, nhập khẩu.

+ Cá nhân, tổ chức có thể đánh giá chất lượng của sản phẩm thông qua bảng phân tích chất lượng trong COA.

+ Đây là chứng từ chứng minh sản phẩm đã qua kiểm nghiệm và có kết quả cụ thể để quản lý tốt chất lượng đầu ra của sản phẩm.

+ Dựa vào COA, người tiêu dùng sẽ xác định được thành phần có chứa trong sản phẩm.

+ Bắt buộc phải có giấy chứng nhận phân tích COA thì mới có thể xin được giấy cấp phép công bố tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm.

Những nội dung được thể hiện trong giấy chứng nhận phân tích COA

Trong giấy chứng nhận phân tích bạn có thể xác định được một số nội dung sau:

+ Hạn sử dụng của sản phẩm và thời gian mà doanh nghiệp phải mang mẫu lên trung tâm kiểm nghiệm để tiến hành phân tích, kiểm tra lại.

+ Độ tinh khiết của sản phẩm.

+ Kiểm tra xem doanh nghiệp có sử dụng phương pháp kiểm soát mở rộng nhằm đảm bảo sản phẩm không bị nhiễm bẩn, kém chất lượng.

+ Thể hiện nồng độ dung dịch trong sản phẩm như sai số, hệ số bao phủ, khoảng tin cậy, các quá trình, bước kết hợp trong giá trị sai số.

+ Giấy chứng nhận nguồn gốc: công ty, doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ các thiết bị để truy xuất nguồn gốc của chúng.

Giấy chứng nhận phân tích COA hợp lệ khi nào?

Để có được giấy chứng nhận phân tích COA hợp lệ thì sản phẩm, hàng hóa phải được các đơn vị kiểm nghiệm phân tích tại các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 17025. Các đơn vị này phải được các cơ quan chức năng xác nhận là đủ yêu cầu để kiểm nghiệm phân tích hàng hóa.

Chỉ khi được cung cấp giấy chứng nhận phân tích COA thì các công ty, doanh nghiệp mới được tiến hành sản xuất các sản phẩm trên thị trường.

Như vậy, COA hay C/A được gọi là giấy chứng nhận phân tích, đây là một loại giấy tờ không thể thiếu đối với các cá nhân, công ty, doanh nghiệp khi tiến hành xuất nhập khẩu, hàng hóa. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc đã hiểu được COA là gì COA – C/A) Giấy Chứng Nhận Phân Tích Là Gì? Nắm được tác dụng của COA và những nội dung được thể hiện trong COA để vận dụng trong đời sống. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!

Đánh giá bài viết