Quy trình đóng trần thạch cao đúng kỹ thuật
Với những ưu điểm như cách nhiệt, cách âm tốt, nhiều kiểu tạo hình ấn tượng… thi công trần thạch cao ngày nay được ứng dụng khá nhiều cho các công trình. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm trên thì việc thi công trần thạch cao chưa bao giờ là công việc dễ dàng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết quy trình đóng trần thạch cao đúng kỹ thuật trong bài viết dưới đây.
Quy trình đóng trần thạch cao đúng kỹ thuật
Top 10 địa chỉ thi công thạch cao uy tín tại Bình Dương
Xử lí thô trần thạch cao
- Bước 1: Xác định chính xác độ cao của trần rồi dùng ống nivo hoặc máy laze, để lấy số đo độ cao của tường.
- Bước 2: Đánh dấu những điểm cần lưu ý ở dưới tấm trần rồi xác định vị trí thanh viền tường bằng cách búng mực.
- Bước 3: Cố định thanh vào vách tường theo độ cao đã tìm hiểu ban đầu. Để thanh viền tường được cố định chắc chắn, hãy bắt vít hoặc đóng đinh nhưng cần lưu ý với khoảng cách không quá 0,3m.
- Bước 4: Khoảng cách giữa điểm treo tối đa từ 1m-1,2m và khoảng cách từ tường đến điểm đầu tiên là 0,4m. Với trần bê tông, bạn có thể dùng khoan trực tiếp lên trần rồi đóng nở 8 hoặc 10 lỗ. Tiếp theo, dùng ty ren 8 hoặc 10 liên kết với các điểm bạn vừa khoan. Cuối cùng, cắt ty ren phù hợp với độ cao của trần.
- Bước 5: Sắp xếp các thanh chính sao cho phù hợp với hướng của ty ren, khoảng cách chuẩn là 1m-1,2m.
- Bước 6: Lắp thanh chính và ty ren đã treo trước đó bằng ốc 8 hoặc 10 để hãn trên và dưới thanh chính. Khi thanh chính đã ổn định, lắp xương phụ với khoảng cách chuẩn là 0,46m, thanh phụ liên kết với thanh chính bằng các khấc có sẵn trên thanh chính và chốt của thanh phụ. Lắp các thanh chính và phụ lại với nhau.
- Bước 7: Sau khi lắp đặt xong, cần chỉnh lại các thanh cho khung trần được phẳng. Sau đó, kiểm tra lại độ cao của trần bằng laze hoặc ống nivo để thi công đạt hiệu quả cao.
- Bước 8: Căn chỉnh khung trần xong bạn có thể lắp tấm lên khung, đặt chiều dài tấm theo chiều vuông góc với thanh phụ kiện liên kết tấm vào khung bằng vít.
Hoàn thiện trần thạch cao
- Bước 1: Ghép các tấm lại với nhau, các mối nối, dán băng keo và ghép cách mép khít lại với nhau một cách tinh tế. Bắn tấm thạch cao lên khung xương.
- Bước 2: Dùng bột chít để xử lí các mối nối.
- Bước 3: Hòa bột bả với nước, lưu ý phải hòa thật đều và từ từ cho đến khi hỗn hợp không bị đóng cục nhỏ.
- Bước 4: Dùng hỗn hợp vừa hòa bả vào tấm thạch cao. Lưu ý, nên cán bả chéo một góc 45 độ so với trần.
- Bước 5: Sau khi bả đều lên tấm thạch cao, chờ khô hẳn rồi dùng giáp 150 hoặc 180 bề mặt trần mịn hơn, không còn những chỗ nhấp nhô khi bả.
- Bước 6: Sơn lớp sơn maxilite cuối cùng để có trần nhà thạch cao đẹp nhất.
Lưu ý khi thi công trần thạch cao
Không để trần thạch cao dính nước
Trần thạch cao khá “kị nước” nên trước khi thi công, cần kiểm tra kỹ phần mái ở trên, để đảm bảo không gây ra rò rỉ nước. Nếu ngôi nhà của bạn lợp mái ngói thì hãy chắc chắn rằng đã bít tất cả vị trí còn hở trên ngói, để tránh nước có thể ngấm xuống trần.
Rung khung xương trần thạch cao
Khi thi công trần trong các ngôi nhà có mái tôn thì khung xương của trần thạch cao được treo lên khung sắt. Do sử dụng khung sắt nên khi trời mưa to gió lớn, khung rất dễ bị rung, khiến các mối nối thạch cao sẽ dễ bị nứt, rất xấu. Để khắc phục trường hợp này, bạn có thể sử dụng trần thạch cao nổi hoặc không treo khung xương trần thạch cao vào mái tôn nữa.
Tránh để chuột cắn hỏng trần
Trong quá trình thi công, nếu vô tình bạn để lại đường cho chuột đi vào trần thì sẽ tạo nên những âm thanh khó chịu hoặc làm cho trần bị hỏng.
Xử lý ngay khi trần có dấu hiệu co lại
Với trần chìm, hiện tượng trần co lại sau một thời gian sử dụng là rất phổ biến. Để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như tuổi thọ của công trình thì ngay từ những vết nứt nhỏ, bạn nên dặm và sơn lại ngay.
Trần thạch cao là loại trần có tính thẩm mỹ cao, tuổi thọ tốt nhưng để đảm bảo trần có được các tính năng ưu việt thì việc thi công đòi hỏi phải cẩn thận, tỉ mỉ từng chi tiết. Vì thế, hãy tìm đến các địa chỉ thi công uy tín, mang lại sự an tâm cho công trình của mình.